Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Số ca mắc Covid-19 giảm sốc, biến chủng Delta 'tự diệt' ở Nhật Bản?

Làn sóng Covid-19 thứ 5 ở Nhật Bản hầu như đã biến mất đột ngột đến mức các nhà khoa học không hiểu tại sao.

Vào giữa tháng 8, Nhật Bản trải qua đỉnh điểm về số ca mắc Covid-19, ghi nhận hơn 23.000 ca nhiễm mới mỗi ngày. Giờ đây, con số này chỉ là khoảng 170 ca, với số ca tử vong do đại dịch duy trì ở mức một con số trong tháng này.

Nhiều người cho rằng sự sụt giảm trên là do tỷ lệ tiêm chủng cao, người dân tuân thủ đeo khẩu trang và các yếu tố khác. Nhưng một số nhà nghiên cứu cho rằng sự sụt giảm là đặc biệt đáng kể so với các quốc gia khác có điều kiện tương tự.

Ituro Inoue, một nhà di truyền học tại Viện Di truyền Quốc gia, tin rằng Nhật Bản đã may mắn khi chứng kiến ​​chủng Delta “leo lên vị trí thống trị rồi tự diệt trừ chính nó”.

Hiện tại, Inoue và các đồng nghiệp đang nghiên cứu các đột biến của SARS-CoV-2 và cách chúng bị ảnh hưởng bởi protein nsp14, chất rất quan trọng đối với sự sản sinh của virus.

Số ca mắc Covid-19 giảm sốc, biến chủng Delta 'tự diệt' ở Nhật Bản? Ảnh 1
Nhà di truyền học Ituro Inoue.

Các virus RNA - bao gồm virus SARS-CoV-2 - có tỷ lệ đột biến rất cao, giúp chúng nhanh chóng thích nghi với những thay đổi của môi trường. Tuy nhiên, đặc tính này cũng tạo điều kiện cho sự xuất hiện của cái gọi là “thảm hoạ lỗi”, khi các đột biến xấu chồng chất, cuối cùng gây ra sự tuyệt chủng của một dòng biến thể.

Trong quá trình virus đột biến, protein nsp14 được cho là sẽ giúp bộ gien virus “tự hiệu đính lỗi” để tránh “thảm hoạ”.

Trong trường hợp làn sóng Covid-19 thứ 5 tại Nhật Bản, biến thể Delta của nsp14 đã thất bại trong công việc này, ông Inoue lập luận dựa trên nghiên cứu di truyền của các mẫu được thu thập từ tháng 6 đến tháng 10. 

Nhóm chuyên gia gọi đột biến có liên quan đến protein sửa lỗi là A394V.

Số ca mắc Covid-19 giảm sốc, biến chủng Delta 'tự diệt' ở Nhật Bản? Ảnh 2

“Chúng tôi thực sự bị sốc khi thấy những phát hiện này. Biến thể Delta ở Nhật Bản rất dễ lây truyền và chiếm vị trí thống trị. Nhưng khi các đột biến chồng chất lên nhau, chúng tôi tin rằng cuối cùng nó đã trở thành một loại virus bị lỗi và nó không thể tạo ra các bản sao của chính nó", nhà di truyền học cho hay.

Giả thiết này có thể liên quan đến chủng SARS được xác định vào năm 2003, giải thích tại sao nó không gây ra đại dịch. Nhưng điều đó sẽ khó xác nhận, vì đợt bùng phát kết thúc tương đối nhanh chóng và không dẫn đến việc thu thập dữ liệu di truyền khổng lồ cần thiết để kiểm tra giả thiết.

Hiện chưa rõ tại sao dịch Covid-19 ở Nhật Bản lại may mắn suy yếu, nhưng không có điều gì khác có thể so sánh được đã xảy ra ở các quốc gia Đông Á. Chuyên gia  Inoue cho biết, các đột biến virus tương tự như những đột biến được các nhà khoa học chỉ ra đã được phát hiện ở ít nhất 24 quốc gia. Ông và nhóm nghiên cứu dự kiến xuất bản bài báo trình bày chi tiết những phát hiện này vào cuối tháng 11.

Ngay cả khi giả thiết về sự tuyệt chủng tự nhiên của biến thể Delta được xác nhận, đó được xem là sự cứu vãn tạm thời cho người dân Nhật Bản. 

Chuyên gia Inoue tin rằng, các chủng virus mới, thành công hơn có khả năng tìm đường xâm nhập Nhật Bản dù các biện pháp cách ly và kiểm soát nhập cư có thể trì hoãn sự xuất hiện của các biến thể mới ở Nhật Bản.

Nhật Bản hiện đang chuẩn bị cho một đợt Covid-19 mới vào mùa đông này và sẵn sàn tâm thế chung sống với dịch bệnh. 

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Song Long

Được quan tâm

Tin mới nhất
Quyên Qui thừa nhận lụy Hà An Huy