Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Phát hiện xương đùi dài 2 mét của khủng long khổng lồ

Mới đây các nhà khảo cổ học nước Pháp đã phát hiện ra một phần xương khủng long dài gần 2m.

Hóa thạch của phần xương đùi thuộc về một loài khủng long khổng lồ, có niên đại 140 triệu năm và được phát hiện tại một khu vực quen thuộc với ngành khảo cổ có tên Charente. Được biết nhiều khả năng đây là phần xương của loài Saurepads, loài khủng long ăn cỏ lớn nhất được biết đến cho đến nay cùng với các loài Diplodocus, Brachiosaurus và Brontosaurus.

Phần xương đùi dài tới 2m và nặng 500kg

Loài khủng long này xuất hiện lần đầu tiên vào cuối thời kỳ Triassic với chiếc cổ dài đặc trưng, bản tính hiền lành và thói quen ăn các loài thực vật. Còn phần xương này thuộc về cá thể sinh sống tại kỉ Jura.

Hình ảnh phác họa về loài khủng long ăn cỏ Saurepads

Được biết, các tình nguyện viên từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia đã tìm thấy phần xương này dưới lớp đất sét dày. Tại thời điểm được phát hiện, hóa thạch nặng tới 500kg cùng với một phần xương chậu khổng lồ.

Ngoài phần xương đùi, các nhà khảo cổ sinh còn tìm thấy phần xương chậu

Tại vùng đất Charente này, các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra khoảng 7.500 mảnh xương và hóa thạch của các động vật cổ đại, trong đó thuộc 45 loài khủng long khác nhau kể từ năm 2010. Tuy nhiên phần xương đùi này là bộ phận lớn nhất và nặng nhất được phát hiện tại nơi đây.

Charente là nơi rất nhiều hóa thạch của các loài khủng long được phát hiện

“Đây là một con khủng long cái đồ sộ. Và thật tuyệt khi phần xương này được bảo quản rất tốt nhờ lớp đất sét”,Jean-François Tournepiche, người phụ trách Bảo tàng Angouleme, chia sẻ với tờ The Local.

Khu vực nơi phần xương đùi được tìm thấy

Đặc biệt các nhà nghiên cứu cổ sinh còn cho biết mảnh xương này đóng góp một phần rất quan trọng, một mắt xích lớn trong việc tìm hiểu về giống loài này. Ronan Allain, chuyên gia nghiên cứu cổ sinh tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Paris, giải thích: “Từ phần xương này chúng ta có thể thấy sự chèn ép của cơ và gân, và cả những vết thương nữa. Đây là một phát hiện hiếm thấy bởi những phần xương như thế này thường có xu hướng bị phân rã thành từng mảnh nhỏ”.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết An Pha

Được quan tâm

Tin mới nhất