Người Neanderthal là chi người tuyệt chủng có họ hàng gần nhất với chúng ta. Có thể họ đã đến xâm chiếm vùng châu Âu và Trung Đông cách đây nhiều năm về trước. Theo các nhà khoa học, người Neanderthal đã tuyệt chủng từ 30.000 năm trước.
Việc phát hiện ra xương ngón tay của một đứa trẻ người Neanderthal đã qua đời cách đây 115.000 năm khiến các nhà khoa học có thêm một góc nhìn khác về những người tối cổ đầu tiên ở châu Âu.
“Xương người được phát hiện bởi nhóm nghiên cứu của chúng tôi tại Jaskinia Ciemna - một hang động ở khu vực phía nam Malopolska, Ba Lan là những mẫu phẩm cổ xưa nhất còn sót lại tại quốc gia này”, Giáo sư Pawel Valde-Nowak từ Đại học Jagiellonian Krakow cho hay.
Những mảnh xương được tìm thấy vài mét dưới chân của hang động có lẽ đã từng được chiếm đóng bởi người Neanderthal. Xương có bề mặt xốp và nhiều lỗ chấm khiến các nhà khoa học nghi ngờ rằng có lẽ người chết đã bị một sinh vật cổ đại ăn thịt, và những dấu hiệu cho thấy khá rõ về một loại chim cổ đại rất lớn đã tiệt chủng. Rất có thể loài chim săn mồi này đã phát hiện và ăn xác chết của đứa trẻ người Neanderthal khoảng 5 đến 7 tuổi.
Trước khi phát hiện 3 chiếc răng và xương ngón tay bé xíu của một đứa trẻ người Neanderthal chết cách đây 115.000 năm thì đã hơn 2 lần, các nhà khoa học cũng tìm thấy một bộ xương hình người cổ đại tại khu vực này.
Sau khi phân tích những chi tiết được phát hiện, các nhà khoa học cuối cùng đã xác định rằng, những dấu vết được tìm thấy trong hang ở Ba Lan thuộc về người Neanderthal. Khám phá này đang thay đổi kiến thức hiện có về những con người đầu tiên của châu Âu.
Trước đây, những tàn tích lâu đời nhất được tìm thấy của người Neanderthal là ba răng hàm khoảng 52.000 - 54.000 năm tuổi. Mặc dù vậy, tuổi của người Neanderthal khá gần so với một bộ hóa thạch được cho là 320.000 năm tuổi được tìm thấy ở Morocco.