Trước đó, từng có thông tin về một nhóm nghiên cứu từ Trung Quốc tuyên bố đã tạo ra chuột sơ sinh khỏe mạnh bằng cách tiêm tinh trùng nhân tạo trong phòng thí nghiệm vào trứng để tạo thành một bào thai bình thường.
Các nhà khoa học khẳng định kỹ thuật tế bào gốc của họ có thể mở đường cho phương pháp điều trị mới giúp tăng khả năng sinh sản ở nam giới. Tuy nhiên, ở nhiều nước việc thụ tinh bằng tinh trùng nhân tạo vẫn bị coi là phạm pháp.
Mới đây một phát hiện khác từ các nhà khoa học Mỹ lại đem đến thêm một khả năng mới cho quá trình sinh sản mà không cần thông qua thụ tinh. Đó là phát hiện về loại gene khiến cho loài ong có khả năng sinh sản vô tính mà không cần đến ong đực.
Từ lâu nay ta vẫn biết rằng loài ong là loài có tổ chức xã hội cao và có nhiều đặc phân cấp trong hoạt động sinh sản rất riêng thu hút nhiều chú ý trong giới khoa học.
Trong thế giới của loài ong, ong chúa là con duy nhất có vai trò trung tâm và thực hiện chức năng sinh sản trong một tổ ong. Ong vẫn thực hiện hoạt động sinh sản hữu tính như bình thương thông qua quá trình giao phối với các con ong đực trong tổ. Tuy nhiên, loài ong bắp cày Apis mellifera capensis ở mũi Hảo Vọng có thể sinh sản vô tính qua một quá trình gọi là thelytoky.
Quá trình này gọi là trinh sản, không hiếm ở động vật. Trinh sản là một hình thức sinh sản vô tính (agamogenesis), trong đó một quả trứng chưa được thụ tinh sẽ tự phát triển thành một cá thể mới.
Và mới đây, trên tạp chí khoa học PLOS Genetics (Mỹ) đã công bố công trình nghiên cứu cho thấy các nhà khoa học đã thành công tìm ra loại gene đã dẫn đến khả năng sinh sản vô tính này ở ong. Nhờ loại gene khác biệt này, ong có thể phát triển buồng trứng lớn hơn thông thường, đẻ ra trứng có sẵn hai bộ nhiễm sắc thể. Đây là kết quả thông qua một quá trình gọi là thelytoky, hai tế bào con ong sẽ dính vào với nhau để tạo ra một tế bào duy nhất với cả hai bộ nhiễm sắc thể.
Đây được coi là một phát hiện quan trọng, mở đường cho việc nghiên cứu về khả năng sinh sản vô tính mà không cần tới con đực. Và có thể coi đây là một lợi thế tiến hóa quan trọng trong sinh vật học để duy trì giống nòi.
Câu hỏi đặt ra tại sao lợi thế này lại không phát triển phổ biến tự nhiên trong các loài khác?
Các nhà khoa học chưa thực sự tìm ra câu trả lời cuối cùng, tuy nhiên dễ nhận thấy rằng kết quả từ quá trình thụ tinh nhân tạo, giao phối cận huyết thường là những cá thể yếu ớt, dễ bệnh tật có thể vẫn là những nhược điểm và trở ngại lớn nhất.