"Cơn say huy chương vàng Olympic" của Trung Quốc khiến lứa tuổi được tuyển chọn để đào tạo "gà nòi" trong các trường thể thao ngày một thấp xuống, điều đó cũng đồng nghĩa với tuổi thơ và chuyện học hành của các em chịu ảnh hưởng đáng kể.
Những hình ảnh trong phóng sự này cho thấy sự nghiệt ngã của nghề thể thao đỉnh cao. Thật xót xa thi nhìn thấy những đứa trẻ phải luyện tập vô cùng vất vả trong những trường thể thao chuyên đào tạo “gà nòi” đi thi đấu, nơi đào tạo những nhà vô địch Olympic tương lai.
Từ năm 1980, nền thể thao Trung Quốc phát triển rất mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu không ngờ, tuy nhiên khi xã hội ngày càng khá giả thì các bậc phụ huynh có xu hướng không muốn cho con mình theo nghề thể thao. Cũng từ đó, số lượng các trường đào tạo thể thao giảm một nửa, từ 3.678 trường những năm 80 xuống còn còn 1990 trường hiện nay.
Huấn luyện viên lau nước mắt cho cô học trò nhỏ khi cô bé cảm thấy đau trong giờ tập gym tại trường Shanghai Yangpu Youth Amateur Athletic School, Thượng Hải, Trung Quốc.
Bé gái đang tập duỗi chân, cố gắng chạm đến cây gậy của huấn luyện viên.
Những vận động viên nhí vừa mếu máo vừa thực hành “trồng chuối” tại trường Shanghai Yangpu.
Bé gái “trồng chuối” trong giờ học thể dục tại trường Shanghai Yangpu Youth Amateur Athletic. Hệ thống đào tạo thể thao của Trung Quốc đã vô cùng thành công kể từ khi đất nước này tham gia trở lại Olympic vào năm 1980.
Học sinh luyện tập cầu lông tại trường Shichahai, Bắc Kinh. Trung Quốc đứng đầu toàn đoàn về số lượng huy chương tại Olympic Bắc Kinh 2008 vừa qua.
Các nữ sinh lắng nghe huấn luyện viên của họ trong một phòng tập đấm bốc tại trường thể thao Shichahai ở Bắc Kinh. Khắp trường được trang trí bằng poster ca ngợi những kỳ công của cựu sinh viên từng vô địch Olympic
Những dụng cụ che chắn môn đấu kiếm tại phòng luyện tập ở trường thể thao Shichahai. Màu sắc cán tay cầm cũng tương tự với màu các vòng tròn Olympic.
Một học viên tập taekwondo đến chảy máu mũi nhưng vẫn không được ngừng tập tại trường thể thao Shichahai.
Các bé gái tập gập bụng tại trường Shanghai Yangpu Youth Amateur Athletic School ở Thượng Hải.
Các bé gái đang cổ vũ cho bạn mình luyện tập trên thanh xà đơn.
Chính sách một con của Trung Quốc đã làm giảm tỉ lệ sinh, đi kèm theo là việc thắt chặt hệ thống giáo dục. Mỗi ngày, học sinh Trung Quốc dành gấp đôi thời gian làm bài tập so với mức trung bình toàn cầu.
Năm 2010, Chính phủ Trung Quốc ban hành một chính sách mới, được gọi tắt là “Tài liệu 23”, đặt hàng các trường thể dục thể thao để giúp nâng cao tiêu chuẩn giảng dạy và hỗ trợ tài chính nhiều hơn cho các vận động viên hết tuổi thi đấu.
Một cô bé đang luyện tập tại trường thể thao Shanghai Yangpu Youth Amateur Athletic. “Chúng tôi gọi đó là những môn thể thao hạnh phúc”, hiệu trưởng Zhu Zengxiang nói.
Cặp chị em song sinh này đang tập tư thế vươn người bằng cách nằm trên một thanh đi thăng bằng.
Khuôn mặt cậu bé nhăn nhó khi được huấn luyện viên trợ giúp trong giờ học Gym.
Hai bé gái chạy vào phòng rửa mặt trong giờ nghỉ giữa giờ tại một trường thể thao.
Học viên môn bóng bàn ở trường thể thao Shichahai Sports sau buổi huấn luyện.
Một bé gái tập duỗi chân giữ thăng bằng trong lớp học thể dục dụng cụ.
Huấn luyện viên đang chỉnh động tác cho học sinh của mình trong lớp học thể dục dụng cụ, môn thể thao mà Trung Quốc rất mạnh hiện nay.
Tại Trường thể dục thể thao số 1 ở Bắc Kinh, huấn luyện viên tên Huang cho biết trang thiết bị tập luyện đã cải thiện nhiều. Đồng thời 3 năm trước, nhà nước cũng nới lỏng chính sách đã duy trì suốt 40 năm qua, là bắt buộc sinh viên của mình phải học tập và ăn ở tại trường.
“Nhiều người tin rằng giáo dục văn hóa và rèn luyện thể thao đỉnh cao là hai con đường khác nhau - Nếu bạn muốn trở thành một nhà vô địch thế giới bạn không thể học giỏi văn hóa”, huấn luyện viên Huang nói.
Học sinh tập đấu kiếm trại trường Shichahai.
Trẻ em chơi banh trong giờ nghỉ giải lao tại trường Shanghai Yangpu Youth Amateur Athletic.
Những tấm poster về những nhà vô địch Olympic được treo khắp trường.
Những vận động viên như Wang Linwen, một cựu vận động viên wushu chuyên nghiệp 25 tuổi, cho biết chính sách mới về thể thao thành tích cao, dù ít, cũng vẫn rất quan trọng đối với những người chót theo nghiệp thể thao như cô. 5 năm trước khi giã từ sự nghiệp, hàng ngày cô vẫn tiếp tục luyện tập và học bổ túc văn hóa vào cuối tuần.
“Tôi đã mất rất nhiều bởi vì tôi bỏ học sớm” Wang Linwen nói. “Giờ đây tôi phải nỗ lực học bù, đó là cách giúp những vận động viên như tôi không trở nên ngờ nghệch khi bước ra xã hội ngoài kia”.
Tháng 9/2024, ngôi trường Răng Chuỗi (thuộc thôn 1, xã Trà Tập) được khánh thành. Tuy nhiên, ngày 24/11 vừa qua, một vụ sạt lở xảy ra khiến ngôi trường bị vỡ tường.