Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Những tiết lộ 'ít ai biết' về Trung thu ở các nước Châu Á

Trung thu ở mỗi nước đều có những đặc điểm, tập tục riêng biệt nhưng có một điểm chung giữa các nước châu Á là đều dành ngày này để quây quần, ăn mừng bên người thân.

Với người châu Á, Trung thu là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về ngày lễ đặc biệt này. Cùng vi vu một vòng khắp các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc,... để khám phá những điều thú vị về ngày Tết Trung thu nhé.  

Những tiết lộ 'ít ai biết' về Trung thu ở các nước Châu Á Ảnh 1

Nguồn gốc của Tết Trung thu  

Tết Trung thu là di tích của tín ngưỡng thờ cúng thần linh cổ xưa - phong tục tôn kính mặt trăng. Trong năm tháng 8 luôn là tháng trăng sáng và đẹp nhất. Các nước nông nghiệp lâu đời như Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản đều tổ chức bày lễ tạ ơn, ăn mừng mùa màng bội thu và cầu mong mùa màng năm sau tươi tốt.  

Những tiết lộ 'ít ai biết' về Trung thu ở các nước Châu Á Ảnh 2

Rất nhiều các bậc đế vương xưa cũng chọn ngày này để tổ chức các hoạt động tế lễ, cầu cho quốc thái dân an. Người dân cũng sẽ cùng nhau quây quần ăn bữa cơm và hưởng thụ thành quả 1 năm lao động vất vả.  

Nguồn gốc bánh trung thu  

Bánh trung thu xuất hiện từ thời nhà Hán. Thời đó, một người phụ trách vận chuyện hàng hóa đã mang vừng (còn gọi là mè) từ nước ngoài về truyền bá. Người dân đã dùng quả óc chó để làm nhân để tạo ra một loại bánh có  vỏ hình tròn.  

Những tiết lộ 'ít ai biết' về Trung thu ở các nước Châu Á Ảnh 3

Thời nhà Đường, tương truyền Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi cùng nhau ăn tối và đêm trăng rằm. Dương Quý Phi gắp một miếng bánh mè, nói với Đường Huyền Tông: "Bệ hạ hãy nhìn cái bánh này, thật to và tròn, trông thật giống với trăng đêm nay." Từ đó, bánh mè được đổi tên thành bánh nguyệt hay bánh Trung Thu.

Bánh trung thu không chỉ là món ăn đặc biệt trong ngày lễ mà còn mang ý nghĩa tình cảm mạnh mẽ, bánh trung thu tượng trưng cho sự sum họp, chia vui của gia đình.

Những tiết lộ 'ít ai biết' về Trung thu ở các nước Châu Á Ảnh 4

Tết Trung thu (lễ tết Chuseok) ở Hàn Quốc lại chọn món bánh gạo là món ăn truyền thống đặc trưng. Bánh có vỏ mềm dẻo, nhân thường là nguyên liệu ngọt như vừng, đậu đen, quế, hạt thông, hạt dẻ và mật ong...

Những tiết lộ 'ít ai biết' về Trung thu ở các nước Châu Á Ảnh 5

Ở Nhật Bản bánh trung thu được bán quanh năm, ngoài bánh mochi thì loại bánh hay được sử dụng trong lễ Tết Trung Thu của người Nhật là Tsukimi dango (nghĩa đen là bánh trôi trông trăng). Bánh nặn hình tròn, màu trắng, được bày theo hình tháp chóp trên một chiếc kệ gỗ.

Người xưa được nghỉ lễ Trung thu  

Triều đại nhà Đường, Trung Hoa, các quan chức trong triều được nghỉ 3 ngày tết Trung thu. Đến thời Nam Tông, số ngày nghỉ rút xuống còn 1 ngày.  

Giống Trung Quốc, trong  những ngày quan trọng này, người Hàn Quốc cũng sẽ được nghỉ 3 ngày (14, 15 và 16 tháng 8 âm lịch) để về nhà và tề tựu bên gia đình.

Tết Trung thu từng là dịp để dưỡng lão  

Cụm từ "Trung thu" lần đầu tiên được thấy trong cuốn "Lễ ký - Nguyệt linh" của "Chu Lí": "Dịp lễ trung thu hợp dưỡng lão, nghỉ ngơi và ăn cháo". Người già ở một số quốc gia châu Á cứ đến mùa thu sẽ được tặng thưởng món cháo.  

Trung thu có rất nhiều tên gọi khác nhau  

Cái tên "Tết Trung thu" bắt nguồn từ lịch âm. Theo đó, một năm được chia làm 4 mùa, thời điểm tháng 8 âm lịch là thời điểm giữa mùa thu nên được gọi là Trung thu. Ngoài ra dịp lễ rơi vào ngày rằm nên thường được gọi  "Lễ hội tháng tám" hoặc "Rằm tháng tám", "Tết trông trăng", "Hội chơi trung thu", "Lễ thờ cúng mặt trăng", "Tết đoàn viên".

Ngắm trắng là "mốt" của giới văn nhân

Những tiết lộ 'ít ai biết' về Trung thu ở các nước Châu Á Ảnh 6

Từ thời nhà Tùy và nhà Đường, việc ngắm trăng và chơi với mặt trăng vào Tết Trung thu trở thành mốt dành cho giới văn nhân. Vào thời nhà Tống, phong tục Tết Trung thu tập trung vào việc ngắm trăng, và Tết Trung thu trở thành một lễ hội của niềm vui thế tục.

Sau triều đại nhà Minh và nhà Thanh, văn hóa tập trung vào việc chiêm ngưỡng mặt trăng suy yếu, khát vọng thực dụng và cảm xúc thế tục của con người trở thành trung tâm. Tết Trung thu cũng trở thành một nút quan trọng trong thời gian và cuộc sống của con người.

Xem thêm: 2 ngày không thấy người đàn ông ra khỏi nhà, hàng xóm sốc nặng khi tò mò mở cửa

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Thiên An

Được quan tâm

Tin mới nhất
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc