Ngày 23/7, NASA công bố khám phá về hành tinh Kepler-452b. Họ gọi nó là “anh họ của trái đất”. Hành tinh này nằm trong cái gọi là “vùng sống”, nơi nước có thể tồn tại dưới dạng lỏng nhờ nhiệt độ thích hợp. Tuy nhiên, giới khoa học chưa thể khẳng định đại dương tồn tại trên bề mặt Kepler-452b như trên trái đất. |
Kepler-452b lớn hơn 60% so với trái đất. Ngôi sao mà nó quay quanh khoảng 6 tỷ năm tuổi, già hơn mặt trời của trái đất 1,5 tỷ năm. Hành tinh này mất 385 ngày để quay quanh ngôi sao của nó. Kepler-452b nằm cách trái đất 1.400 năm ánh sáng. |
Trước đó, ngày 17/4/2014, NASA cũng công bố về một hành tinh có kích thước tương tự trái đất mang tên Kepler-186f. Các nhà khoa học cho biết, khoảng cách giữa nó tới ngôi sao chủ đủ để nước có thể tồn tại dưới dạng lỏng. Kepler-186f nằm cách trái đất 500 năm ánh sáng. |
Tháng 6/2013, các nhà khoa học công bố phát hiện về 3 hành tinh nằm trong vùng sống của hệ sao Gliese 667C. Đây là hệ sao có 3 ngôi sao giống mặt trời và 7 hành tinh quay quanh nhau. Một trong 3 hành tinh có kích thước giống trái đất trong khi hai hành tinh còn lại lớn gấp nhiều lần địa cầu. Chúng nằm cách chúng ta 200 năm ánh sáng. |
Vùng màu xanh được mô tả là vùng sống, nơi nhiệt độ trên bề mặt các hành tinh không quá nóng cũng không quá lạnh. |
Tháng 12/2011, các nhà khoa học công bố về Kepler-22b, siêu hành tinh nằm cách trái đất 600 năm ánh sáng. Nhiệt độ trung bình trên bề mặt hành tinh này là 22 độ C. Nó quay quanh ngôi sao với chu kỳ 290 ngày. Các “siêu trái đất” Kepler-69c, Kepler-62e và Kepler-62f được công bố trong tháng 4/2013. Chúng nằm trong vùng sống nhưng các nhà khoa học không khẳng định được sự tồn tại của các đại dương hay bầu khí quyển ở các hành tinh này. |
Ngôi sao Kepler-62e quay hành tinh quanh nhỏ và lạnh hơn so với mặt trời. Nó nằm cách trái đất khoảng 1.200 năm ánh sáng. |
Kepler-62f nằm chung trong hệ sao với Kepler-62e. |
So sánh hệ sao của Kepler-62e/f với Thái dương hệ. |
Kepler-69c nằm cách trái đất 2.700 năm ánh sáng. |
So sánh hệ sao Kepler-69 với Thái dương hệ. |