Theo đó, một phóng viên có tên Sutanta Aditya đã đến đường phố ở Medan, Indonesia vào tuần trước và ghi lại đáng thương của loài linh trưởng khi chúng phải đeo xích sắt, mặt nạ để làm trò tiêu khiển cho trẻ em địa phương.
Càng đáng buồn hơn là chúng còn đối xử thô bạo bởi người chủ và bị nhốt vào những chiếc lồng chật hẹp khi không biểu diễn.
“Loại hình xiếc khỉ này gây nhiều tranh cãi vì sự nhạy cảm của cảm xúc con người”. Anh Aditya bày tỏ.
“Mọi người có thể cho rằng việc tước đi tự do của những sinh vật khác và kiếm tiền từ chúng là chuyện bình thường, tôi thì thấy điều này xuất phát từ những hạn chế kinh tế”.
“Tôi không thể phán xét rằng việc này là tàn nhẫn hay không nhưng đó là tấm gương để mọi người nhìn vào chính nhân tính của họ”.
“Tôi đã cố khuyên những người chủ gánh xiếc khỉ dừng lại nhưng không thành công”.
Tại Indonesia, những người chủ xiếc khỉ kiếm được từ 75.000 đến 150.000 rupiah một ngày (120.000 đến 24.000 VNĐ), vừa đủ để sống qua ngày.
Trả lời phỏng vấn của Sutanta, anh Andi - một nghệ sĩ xiếc khỉ 28 tuổi - phân trần rằng anh bắt đầu huấn luyện khỉ macaca từ ba năm trước, sau khi phải vật lộn để tìm việc nuôi sống gia đình.
Qua những hình ảnh đáng buồn, người xem có thể thấy anh Andi kéo con khỉ của mình đi khắp các con phố, đôi khi nó phải đi bằng cà kheo hoặc trên một chiếc xe máy đồ chơi. Trong khi đó, Andi nhận tiền lẻ mà người đi đường hiếu kỳ đưa cho.
Sutanta cho biết con khỉ dường như cam chịu với số phận của mình sau khi đội chiếc mũ tí hon và trèo lên chiếc xe máy đồ chơi.
Andi cho biết anh bắt đầu nghề xiếc khỉ sau khi làm phụ tá cho một người bạn cũng làm nghề này.
Sau khi học hỏi từ người bạn, anh Andi bắt đầu thuần hóa những chú khỉ con cho đến khi chúng có thể biểu diễn và kiếm tiền cho anh.
“Tôi biết rằng xiếc khỉ là một nghề gây nhiều tranh cãi tại Indonesia”. Anh Andi thừa nhận.
“Một số người thích nó, số khác thì không. Nhưng miễn là không làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng thì tôi vẫn có thể kiếm sống từ những chú khỉ này”.
“Đôi khi, chúng tôi không được chào đón mà bị xua đuổi vì quá ồn ào”.
“Có khi buổi biểu diễn của tôi thu hút rất nhiều người xem nhưng không ai bố thí đồng nào”.
Phóng viên Sutanta chia sẻ, “Tôi cảm đáng thương cho những chú khỉ và hy vọng những bức ảnh của tôi sẽ khiến mọi người suy nghĩ và hành động”.
“Những nghệ sĩ huấn luyện khỉ rất có tài năng nhưng chỉ khi việc này không đi kèm bạo lực và xích sắt”.
Biểu diễn xiếc khỉ cũng khá phổ biến ở Ấn Độ, Việt Nam, Pakistan, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Nhật Bản và Hàn Quốc. Khán giả chủ yếu là những em nhỏ.
Tổ chức giải cứu khỉ Macaque Rescue đã thực hiện các chiến dịch vận động nhằm giành cho loài khỉ đáng thương này sự bảo vệ về mặt pháp luật tại Indonesia.
Macaque Rescue cũng tuyên truyền cho mọi người biết về sự nguy hiểm của việc nuôi nhốt các loài linh trưởng, bao gồm cả nguy cơ lây nhiễm bệnh khác loài.