Vòng quanh Thế giới

Nhiều mặt trời xuất hiện cạnh nhau cực hiếm, có phải là hiện tượng bất thường?

Thiên An
Chia sẻ

Theo hình ảnh ghi lại, cả hai mặt trời đều phát sáng chói chang, mặt trời thứ 2 đứng sau mờ hơn một chút, tuy nhiên cảnh tượng này quả là hiếm thấy có 1-0-2.

Sohu đưa tin, ngày 7/7/2023, một người đàn ông họ Tiêu ở Nghi Tân, Tứ Xuyên, Trung Quốc đã ghi lại cảnh tượng có 2 mặt trời cùng xuất hiện trên bầu trời. Theo hình ảnh ghi lại, cả hai mặt trời đều phát sáng chói chang, mặt trời thứ 2 đứng sau mờ hơn một chút, tuy nhiên cảnh tượng này quả là hiếm thấy có 1-0-2.  

Nhiều mặt trời xuất hiện cạnh nhau cực hiếm, có phải là hiện tượng bất thường? Ảnh 1

Đoạn clip sau khi đăng tải đã thu hút nhiều bình luận của của cộng đồng mạng. Phần lớn đều tỏ ra bất ngờ và tò mò về hiện tượng kỳ lạ này bởi ai cũng biết vốn chỉ có 1 mặt trời mà thôi. Ngoài ra cũng có nhiều người thích thú trước cảnh tượng hiếm có này. Một số ý kiến lại cho rằng do ảnh hưởng bởi thời tiết cực đoan từ đầu năm trở lại đây nên đã xuất hiện hiện tượng bất thường như vậy.  

Trang Sohu đưa tin, hiện tượng này có vẻ rất kỳ diệu nhưng trên thực tế khoa học đã có lời giải thích cụ thể. Được biết, đây là hiện tượng tự nhiên và không phải mới mẻ. 

Trước đó cũng từng có trường hợp tương tự xảy ra trên bầu trời thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Khi đó, môt người dân ở Vận Thành, Sơn Tây đã chụp được bức ảnh 4 mặt trời cùng xuất hiện trên trời. 4 mặt trời xếp thành hàng ngang và mặt trời ngoài cùng bên trái là sáng nhất, các mặt trời phía sau tỏa sáng ít hơn.

Nhiều mặt trời xuất hiện cạnh nhau cực hiếm, có phải là hiện tượng bất thường? Ảnh 2

Các chuyên gia thiên văn học cho biết, đây là hiện tượng Parhelion. Tên của hiện tượng parhelion bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp là para-helios. Hiện tượng Parhelion cũng từng được ghi chép trong các tư liệu từ thời cổ đại.

Chuyên gia giải thích lý do hình thành của nó liên quan đến sự phong phú của các khối không khí lạnh và hơi nước trong khí quyển. Hơi nước trong khí quyển ngưng tụ thành các tinh thể băng nhỏ, chúng khúc xạ khi ánh sáng mặt trời chiếu vào chúng, tạo thành "cái bóng" của mặt trời. Từ đó dẫn đến việc, có nhiều mặt trời "nhân bản" ra đến vậy.  

Nhiều mặt trời xuất hiện cạnh nhau cực hiếm, có phải là hiện tượng bất thường? Ảnh 3

Parhelion thường xuất hiện trong một số điều kiện môi trường duy nhất và trong một thời gian ngắn. Đặc biệt là khi các đám mây gần mặt trời tương đối dày. Những đám mây này tên là mây ti, có hình dạng giống như sợi tơ và bông gòn, chứa các tinh thể băng hoạt động như các lăng kính nhỏ.  

Những tinh thể băng này làm khúc xạ tia nắng của mặt trời. Điều này có nghĩa là chúng sẽ làm lệch một phần tia sáng mặt trời đến một nơi khác tạo thành điểm cận nhật. Nhờ đó xuất hiện hình ảnh mặt trời thứ 2 hoặc 3 hoặc nhiều hơn lần lượt đứng phía sau đám mây, nhưng nó kém sáng hơn so với mặt trời thật.  

Hiện tượng này không phải là hiếm, nhưng cần phải có điều kiện và góc nhìn cụ thể mới thấy được. Thông thường, hiện tượng Parhelion xảy ra vào sáng sớm hoặc hoàng hôn khi mặt trời ở dưới đường chân trời.  

Xem thêm: Bị phạt 1,5 tỷ đồng chỉ vì dùng biểu tượng 'like' để trả lời tin nhắn

Chia sẻ

Bài viết

Thiên An

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất