Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Người phụ nữ trẻ khóc ra máu khiến y học bối rối

Một bà nội trợ trẻ tuổi đã khiến bác sĩ choáng váng sau khi cô ấy khóc ra máu vì một tình trạng hiếm gặp.

Mới đây, một người phụ nữ 25 tuổi (giấu tên, đã kết hôn) tìm tới sự giúp đỡ của Viện Nghiên cứu và Giáo dục Y khoa thuộc Đại học ở Chandigarh, Ấn Độ, vì khóc ra máu. Tuy nhiên, cô không cảm thấy đau đớn hay khó chịu gì, và tình trạng này cũng xảy ra vào một tháng trước đó. 

Các bác sĩ sau đó tiến hành kiểm tra mắt cho cô và chụp X quang ở nhiều bộ phận khác nhau nhưng mọi thứ vẫn bình thường. Ngoài ra, trong gia đình người phụ nữ cũng không có ai từng bị chảy máu ở mắt hay gặp phải bất kỳ vấn đề nào về mắt. 

Người phụ nữ trẻ khóc ra máu khiến y học bối rối Ảnh 1
Người phụ nữ khóc ra máu một cách bất thường.

Sau đó, các bác sĩ kết luận người phụ nữ mắc phải bệnh haemolacria, hay còn gọi là hội chứng khóc ra máu. Các bác sĩ không chắc chắn nguyên nhân khiến cô gái mắc bệnh, nhưng nhận thấy cả hai lần khóc ra máu đều diễn ra trong chu kỳ kinh nguyệt nên bác sĩ chẩn đoán cô mắc chứng "kinh nguyệt thay thế" ở mắt.

Tiến sĩ Soumitra Ghosh cho biết: “Haemolacria có nghĩa là nước mắt máu, lúc này máu sẽ chảy ra từ một hoặc cả hai mắt khi bệnh nhân khóc. Đây là một tình trạng hiếm gặp và có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, một trong số đó là do kinh nguyệt”. 

Người phụ nữ trẻ khóc ra máu khiến y học bối rối Ảnh 2
Tiến sĩ Soumitra Ghosh không khỏi choáng váng khi thấy nữ bệnh nhân khóc ra máu. 

Trên trang y tế sức khỏe Medizzy, tình trạng này được mô tả là "chảy máu theo chu kỳ, xảy ra trong thời kỳ kinh nguyệt từ các cơ quan ngoài sinh dục". Việc chảy máu này xảy ra ở vị trí phổ biến nhất là mũi, nhưng nó cũng có thể xảy ra từ môi, mắt, phổi và dạ dày.

Trường hợp của người phụ nữ Ấn Độ này sau đó đã được đăng trên Tạp chí Y khoa Anh. Tác giả của bài nghiên cứu cho biết, những thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt đã gây ảnh hưởng đến "tính thấm của mạch máu", dẫn đến hiện tượng chảy máu. Các chuyên gia cũng tin rằng, lạc nội mạc tử cung hoặc sự hiện diện của mô nội mạc tử cung trong các cơ quan ngoài cơ quan sinh dục có thể là một yếu tố dẫn đến tình trạng "kinh nguyệt thay thế".

Tình trạng này được coi là phản ứng của các mạch máu tại mắt với hormone. Estrogen và progesterone có thể làm tăng tính thấm của mao mạch dẫn đến tăng huyết, tắc nghẽn và chảy máu thứ phát từ mô ngoài tử cung", ông Soumitra nói.

Người phụ nữ hiện đã được điều trị bằng thuốc tránh thai có chứa thành phần kết hợp giữa estrogen và progesterone. Sau 3 tháng theo dõi, nữ bệnh nhân không còn khóc ra máu nữa.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Mirror

Được quan tâm

Tin mới nhất
Tín hiệu vui của Hoài Linh
Ngọc Trinh đã trưởng thành?