Dưới thời Đường trong lịch sử Trung Hoa, nữ giới không bị o ép vào các quy định hà khắc, khuôn phép như các triều đại khác. Con gái của vua chúa cũng thoải mái được thể hiện bản thân. Hơn nữa, Hoàng đế Đường Trung Tông Lý Hiển còn là một người cha rất công bằng với các cô con gái của mình. Dù là phận nữ nhi, nhưng các công chúa vẫn được tham gia săn bắn, chơi bời như Hoàng tử. Từ đó, ít nhiều tính cách của họ cũng có phần ương bướng hơn. Trong số đó, phải kể đến công chúa Thành Nghi, nổi tiếng hoạt bát nhưng lại rất ương bướng.
Thành Nghi xuất giá và kết hôn với Bùi Tốn - một vị quan trong triều. Lý do Công chúa kết hôn với vị quan có chức tước không cao là bởi nàng chỉ là con vợ lẽ. Thời đại phong kiến chênh lệch giữa con của vợ cả và vợ lẽ rất lớn.
Cuộc sống ở nhà chồng của cô Công chúa bướng bỉnh cũng khá thoải mái và dễ chịu. Thành Nghi và chồng tuy đến với nhau không xuất phát từ tình yêu nhưng rất tôn trọng đối phương. Khi cô không bướng bỉnh thì cũng đáng yêu ngọt ngào khiến cho Bùi Tốn cũng thấy thỏa mãn.
Do là Phò mã nên Bùi Tốn không thể nạp tam thê, tứ thiếp như đàn ông đương thời. Biết ý, Thành Nghi cũng cố gắng trở thành một người vợ đảm, dâu tốt của nhà họ Bùi để bù đắp cho chồng.
Thế nhưng vị Phò mã này lại không "an phận thủ thường". Bùi Tốn là một trong những nhân vật chính trong màn đánh ghen kinh điển, chấn động khắp triều Đường.
Dẫu hết lòng hy sinh vì chồng nhưng Nghi Thành dần phát hiện ra Phò mã Bùi Tốn có nhiều thay đổi khác lạ, không còn ngọt ngào như trước mà hay kiếm cớ gây sự với vợ.
Điều đó khiến Công chúa nghi ngờ Bùi Tốn đã phản bội mình. Để bắt gian tận tay, nàng công chúa nhà Đường đã bí mật theo dõi chồng. Công chúa vô cùng bất ngờ phát hiện "tiểu tam" phá hoại hạnh phúc ra gia đình mình không ai khác lại chính là cô hầu gái xinh đẹp trong nhà.
Tức giận vì danh tính nhân tình của chồng, Công chúa Nghi Thành xông vào đánh ghen ngay tại trận, dạy cho kẻ thứ 3 bài học nhớ đời.
Xử lý xong ả hầu gái, công chúa quay sang nhìn chồng với ánh mắt sắc lẹm xen lẫn cay nghiệt. Bùi Tốn sợ xanh mặt, vội vàng bỏ chạy. Thế nhưng hắn vẫn bị Thành Nghi dùng kéo cắt đứt một lọn tóc. Hành động này của Công chúa sau khi truyền ra ngoài không chỉ khiến chồng khiếp sợ mà khắp kinh thành náo động, bàn tán.
Thời điểm đó các ngự sử liên tục viết tấu chương yêu cầu nhà vua phải phạt nặng công chúa. Trước sức ép đó Trung Tông đã hạ Nghi Thành xuống làm huyện chủ, tức là thấp hơn quận chúa. Còn Bùi Tốn thì bị cách chức. Thế nhưng chẳng bao lâu thì Bùi Tốn lại được Trung Tông thăng chức để an ủi. Còn Nghi Thành công chúa phải mất tới mấy năm mới có thể khôi phục lại danh hào cũ.
Sử sách sau đó không còn ghi thêm thông tin về cuộc sống sau này của Công chúa Nghi Thành, song cũng không có tài liệu nào ghi chép Bùi Tốn ngoại tình, phản bội thêm lần nào nữa. Có lẽ sau màn trừng trị trấn động triều Đường hồi đó, Bùi Tốn đã sợ hãi, không dám ngựa quen đường cũ" nữa.
Xem thêm: 1001 'độc chiêu' chọn phi tần để thị tẩm mỗi đêm của Hoàng đế