Những tấm ảnh đen trắng của nhiếp ảnh gia Joxe Inazio Kuesta Garmendia đã lột tả chân thực đời sống của những người ăn xin và trẻ em sống trong khu ổ chuột bên cạnh đường ray xe lửa ở Bangladesh.
Một loạt các bức ảnh với thông điệp vô cùng trần trụi cho thấy hàng tá những người nghèo khổ, có thể là nhất thế giới, và cuộc sống mà họ đang phải bươn chải ở thành phố đông dân nhất Bangladesh - Dhaka và phía nam thành phố Chittagong.
Bức ảnh thể hiện sự khốn khổ khắc sâu trên từng đường nét trên khuôn mặt của những người nghèo và những lán trại tạm bợ làm chỗ ngủ. Họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc sống bên cạnh đường ray xe lửa và cảm nhận những chuyến tàu rít lên suốt ngày đêm.
Tấm ảnh khác ông chụp là một người đàn ông có đôi chân khô nứt nẻ, anh ta phải oằn lưng cúi xuống mỗi khi xin ăn, một cậu bé đang nấu chảy chân vịt thuyền trong xưởng đóng tàu và một lớp học có vài đứa trẻ dưới chiếc lán trần.
Một người đàn ông tàn tật, khom lưng trên đôi chân khô nứt nẻ và cầm một cái bát cầu xin bố thí trên đường phố của khu ổ chuột ở Bangladesh. Việc thiếu chăm sóc y tế đồng nghĩa với việc không có biện pháp phòng ngừa bệnh dịch và những người có những căn bệnh bẩm sinh phải chịu đựng số phận của mình vì thiếu thốn sự hỗ trợ của các chuyên gia y tế.
Hai cậu bé đứng giữa đống rác trong bãi rác thải ở thủ đô Dhaka, Bangladesh, bên cạnh là một người phụ nữ đang nhặt nhạnh những mảnh vụn. Xa xa là nhóm ngư dân đang bốc dỡ rác từ trên tàu xuống bãi. Nằm bên cạnh sông Buriganga, thành phố thủ đô của Bangladesh là trung tâm hành chính, văn hóa và thương mại của đất nước nghèo đói này.
Một bức ảnh khác chụp khoảnh khắc một người đàn ông tàn tật mang theo chiếc bát trên đường, trong khi bức ảnh khác lại là một người trung niên đang vác những viên gạch nặng bằng quang gánh trên vai.
Một người đàn ông mang những viên gạch nặng vắt ngang vai trong một sân xây bên sông Buriganga sau khi dỡ chúng ra khỏi sà lan. Với rất nhiều lao động phổ thông giá rẻ, thành phố này là một trung tâm xây dựng và vận chuyển hàng hóa khá nhộn nhịp, với số lượng ngư dân đông đúc, tàu chở hàng và xà lan chở vật liệu từ khắp đất nước.
Một người phụ nữ mặc quần áo phủ đầy mồ hôi và bụi bẩn trên đống rác ở thành phố Dhaka, thu gom nhựa vào bao tải khi một con chim nhặt rác bay trên đầu. Chính phủ cung cấp rất ít cơ hội cho giáo dục và hầu như người dân nơi bị bị buộc phải bắt đầu làm việc từ khi còn trẻ để cố gắng kiếm sống giữa các lán nhà tạm bợ và đường sắt của thành phố.
Những hình ảnh chân thực này được chụp tại hai thành phố Chittagong và Dhaka, Bangladesh, bởi một công chức người Tây Ban Nha và có sở thích chụp ảnh tên Joxe Inazio Kuesta Garmendia, 59 tuổi, đến từ Lezo, Gipuzkoa.
“Tôi đã đến Bangladesh mà không biết gì về đất nước này. Tôi đã đi khắp các đường phố để chụp mọi thứ xung quanh tôi bằng máy ảnh mang theo. Tôi thấy mọi người làm những công việc thường ngày và không ngừng đấu tranh để vươn lên trong điều kiện sống rất khắc nghiệt nơi đây”, Joxe chia sẻ.
Một thanh niên làm công việc đánh rửa trong xưởng đóng tàu ở Bangladesh bên cạnh lò nung. Công việc này cực kỳ nguy hiểm và anh ta không hề mặc đồ bảo hộ ngoài áo sơ mi và quần dài. Bàn chân, cánh tay và bàn tay trần của anh ta gần như phủ một lớp kim loại vì anh ta làm việc với các kim loại nóng chảy trong xưởng đóng tàu luôn bận rộn hoàn thành các đơn đặt hàng.
Những gương mặt nghèo khổ, tuyệt vọng đang đứng ngoài hàng rào, xếp hàng để được phát gạo được quyên góp bởi một người đàn ông giàu có đến giúp đỡ cộng đồng ở thủ đô Dhaka. Đối với hầu hết, cuộc sống tuyệt vọng của nạn đói là tất cả những gì họ biết và nhiều người trong số họ sẽ chết hoặc mắc bệnh do thiếu dinh dưỡng.
Một cậu bé gầy gò giúp đang một người đàn ông kéo một chiếc xe moóc được gắn ở phía sau xe đạp ra khỏi bãi rác, vì họ dành cả ngày để thu thập rác, hy vọng có thể bán được nó để kiếm đủ tiền vào thành phố. Nhiều người bị suy dinh dưỡng, bệnh tật và dễ bị phạm tội ở vùng đất đông dân cư này.
“Tôi đã bị bất ngờ bởi những người dân nơi đây, họ không hề tránh né camera và rất sẵn lòng được tôi chụp ảnh. Tôi đã hỏi khách sạn tôi ở lý do vì sao họ lại như vậy và nhân viên khách sạn nói với tôi rằng đó là vì họ nghĩ tôi làm việc cho một kênh truyền hình đang làm phim tài liệu và họ có thể sẽ xuất hiện trên đó”, Joxe nói.
“Điều đó cũng có thể đúng vì nhiều người đã cho tôi xem thứ họ bán ở những khu chợ, nhưng sự thật là họ không cần cho tôi biết bất cứ điều gì cả, tôi đã thấy hết và mọi người cũng sẽ thấy điều đó trong các bức ảnh của tôi”.
Các quầy hàng nằm trong khu ổ chuột ở Chittagong, một thành phố có 4 triệu người tại bờ biển phía đông nam Bangladesh. Người đàn ông bên trái có thể được nhìn thấy đang cúi xuống trong khi đang chuẩn bị trà, được bao quanh bởi những chiếc cốc và một bình trà đun trên bếp lò, trong khi người đối diện ngồi hút thuốc lá. Bên phải quầy hàng của họ, một người đàn ông chân trần đang đạp máy may, khuôn mặt đầy vẻ nghiêm trọng.
Một cậu bé đẩy một người đàn ông tàn tật qua các đường phố ở Bangladesh - không có người chăm sóc sức khỏe đầy đủ sẽ không nhận được sự điều trị mà họ cần và có rất ít điều khoản được thực hiện cho những người sinh ra mắc bệnh bẩm sinh. Nếu họ có thể sống sót, họ phải tự trang trải cuộc sống và chế tạo những chiếc xe lăn giống như ở trên.
Những người phụ nữ đang ngồi trên đường ray xe lửa ở Dhaka với hai đứa trẻ, một trong số đó là trẻ sơ sinh, ngồi ngay giữa đường ray, không hoàn toàn hiểu về thực tế khắc nghiệt sự tồn tại của mình. Có thể nhìn thấy lán của những người sống trong khu ổ chuột ở phía sau, dây phơi của họ được kéo ra và những nơi trú ẩn bằng tôn nằm sát đường ray tàu hỏa.
“Đối với tôi, đó hoàn toàn là một đặc ân khi được dạo bước trên các con phố và như có một mối liên hệ nào đó với những người này. Tôi thích tiếp cận họ và xem phản ứng của họ khi tôi bắt chuyện…”, nhiếp ảnh gia chia sẻ.
Một người đàn ông với bát thức ăn cũ ngồi bên ngoài ngôi nhà xiêu vẹo của mình, trong khi vợ anh ta đang chuẩn bị bữa ăn với một loạt các nồi và chảo bên bếp lửa. Con trai của họ nằm giữa khung với duy nhất một chiếc quần, đôi chân trần và phủ đầy bụi bẩn. Họ sống bên cạnh đường ray xe lửa ở thủ đô Dhaka nơi những đoàn tàu khổng lồ, rú lên như sấm sét chạy dọc đường ray suốt cả ngày.
Những người phụ nữ - khuôn mặt nhăn nheo, bị tàn phá bởi thời gian và sự căng thẳng khi đang xếp hàng chờ đợi một cơ hội hiếm có để có được một ít gạo được quyên góp từ thiện trên đường phố thủ đô.
Nhiếp ảnh gia Joxe nói thêm: “Tôi đã bị sốc khá nhiều lần khi chứng kiến quá nhiều người bị bệnh và người khuyết tật trên đường, nhiều người trong số họ bị khuyết tay chân, đang khẩn cầu sự giúp đỡ. Thật khó có thể chấp nhận sự thật rằng người dân nơi đây, đặc biệt là trẻ em, đang phải sống trong điều kiện khắc nghiệt như thế này”.
“Tôi phải thừa nhận rằng mình đã rất bất ngờ và bật khóc một vài lần bởi tính hiếu khách và lòng tốt của mọi người ở đây, họ đã giúp đỡ tôi mọi lúc và đối xử với tôi rất tôn trọng”
“Khi tôi đi du lịch, nhất là khi tôi chụp ảnh, tôi thích nhìn ngắm và cảm nhận con người thuộc các chủng tộc, tôn giáo và phong tục khác nhau. Tôi cố gắng tiếp cận họ với ý định thiết lập, nếu có thể, một mối liên hệ, chỉ để trao cho nhau nụ cười chia sẻ hoặc một lời chào thôi cũng được”.
“Nếu được chụp ảnh họ, tôi sẽ cảm thấy hạnh phúc gấp đôi. Tôi tìm kiếm sự đồng cảm với những người được chụp bởi vì tôi nghĩ đó là cách duy nhất để truyền đi thông điệp của bức ảnh”.
Nhà của một người đàn ông trong khu ổ chuột của thành phố, anh ta ngủ trong một chiếc lán gỗ xiêu vẹo, nằm trên một cái hộp mà anh ta đã gắn lên chiếc kệ dốc ọp ẹp để cất giữ tài sản của mình. Một vài cái ly và hộp nằm rải rác xung quanh chiếc giường tồi tàn của anh ta, một chiếc xe đạp được cũ bên ngoài lán và những đồ vật lặt vặt khác mà anh ta hy vọng có thể bán.
Những đứa trẻ này là một số ít may mắn gia đình có điều kiện gửi chúng đến trường trong khu ổ chuột, một số có thể được nhìn thấy đang cầm sách, những đứa khác thì đứng nhìn vào từ cửa sổ khi giáo viên của chúng đứng giảng bài. Nhiều trẻ em không có cơ hội có được nền giáo dục cơ bản này, gia đình chúng rất nghèo nên chúng phải ra ngoài làm việc từ nhỏ.
Bangladesh là một trong những quốc gia đông dân nhất thế giới với hơn 1.100 người sống chật cứng trong từng kilomet vuông và gần một phần ba dân số đang sống dưới mức nghèo khổ. Hơn hai triệu người ở thủ đô Dhaka sống trong khu ổ chuột và không có nơi ở.
“Khi tôi chụp ảnh, tôi không nghĩ rằng mình có một thông điệp muốn truyền tải, tôi chỉ cảm nhận và bấm máy. Tôi muốn mọi người biết rằng tôi đang chụp ảnh họ, tôi muốn bày tỏ những gì họ cảm nhận, những gì họ nói về cuộc sống của họ và môi trường xung quanh họ”, Joxe cho biết.
Những người sống ở khu ổ chuột uống trà bằng lon nước và ăn bánh ngọt tại một quán cà phê - một sự nghỉ ngơi nhỏ giữa thành phố ảm đạm tám triệu người ở miền trung Bangladesh. Dhaka là một trong những quốc gia đông dân nhất thế giới, nơi người dân phải sống ở khu ổ chuột trong điều kiện nguy hiểm chật chội và mất vệ sinh.
Công nhân tại xưởng đóng tàu nhìn vào camera, khuôn mặt hằn sâu thực tế nghiệt ngã về sự tồn tại bi thảm của họ giữa những xác tàu đang được tân trang lại. Dhaka có khoảng 100 nhà máy đóng tàu như vậy, chủ yếu đóng thuyền cho thị trường nội địa, một số bãi lớn khác xuất khẩu tàu cỡ nhỏ và vừa sang thị trường châu Âu.