Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Loài người từng suýt tuyệt chủng như thế nào?

Với con số 7,8 tỷ người và sẽ còn tiếp tục tăng trong nhiều năm tiếp theo, thật khó để có thể tin được từng có thời gian, vào khoảng 70.000 năm TCN, loài người đã gần như tuyệt chủng.

Con người từng đứng bên bờ vực tuyệt chủng vào khoảng 70.000 năm TCN.

Theo đó, nghiên cứu do các nhà sinh học phân tử tại Đại học Oxford dẫn đầu đã kết luận rằng số người có khả năng sinh sản từng giảm xuống chỉ còn khoảng 1000 người. Ngược lại, tác giả Sam Kean cho rằng, con số này chính xác là chỉ có 40 “cặp đôi”. Một con số không thể tin được nếu đem so sánh với số 7 tỷ ngày nay.

Nguyên nhân chính là hiệu ứng nút cổ chai. Nó xảy ra khi một quần thể sinh vật bị suy giảm mạnh mẽ quy mô, hay số lượng cá thể, có thể do sự kiện môi trường như động đất, sóng thần, lũ lụt, hỏa hoạn, hạn hán, bệnh tật… hoặc do các hoạt động của con người như diệt chủng.

Có thể thấy voi biển phương Bắc là một ví dụ điển hình của hiệu ứng này. Trong những năm 1890, do con người săn bắt trộm vô tội vạ, kích thước quần thể của loài này đã giảm xuống chỉ còn lại khoảng 20 con. Đương nhiên điều đó dẫn đến sự biến đổi di truyền giảm ở quần thể voi biển phương Bắc.

Kể từ khi gần như tuyệt chủng, hải tượng phương Bắc đã chứng kiến số lượng cá thể phục hồi đến hơn 30.000 con. Tuy nhiên, chúng vẫn bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng nút cổ chai.Trong khi đó, voi biển phương Nam có nhiều biến thể di truyền hơn so với những người anh em họ của chúng ở phía bắc, bởi vì chúng không bị săn đuổi dữ dội.

Vậy điều gì đã gây ra hiện tượng nút cổ chai? 

Vào khoảng 70.000 năm TCN, núi lửa Toba ở Sumatra, Indonesia đã thức giấc. Đây không phải là một ngọn núi lửa tầm thường, Toba đã thổi vào bầu khí quyển một cột khói bụi cao đến 650 dặm và là vụ phun trào núi lửa lớn nhất mà khoa học khám phá ra.

Để chứng minh Toba có liên quan đến sự kiện này, các nhà khoa học đã đưa ra dẫn chứng về các vụ phun trào khác. Khối lượng vật chất mà các núi lửa phun ra chỉ dừng lại nhiều nhất ở 2 con số nhưng Toba lại khác, nó đã “rải” khoảng 2.800 km khối vật chất lên bề mặt địa cầu. Lớp tro bụi ngày nay vẫn còn có thể nhìn thấy được ở quanh các khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương.

Núi lửa Toba phun trào được cho là nguyên nhân dẫn đến sự biến mất của con người

Với nhiều tro bụi và khí nóng như vậy trong không khí, Toba đã che mờ Mặt trời trong 6 năm. Thiếu ánh sáng và chịu ảnh hưởng từ vụ phun trào, những cơn mưa theo mùa đã bị gián đoạn, những dòng suối bị cạn kiệt và thậm chí là các loại quả, cây cối, và hoa quả đều khan hiếm.

Những bụi cây và rừng rậm bị thiêu rụi, dẫn đến nạn đói hàng loạt khi con người phải vật lộn tìm thức ăn trong môi trường mà thức ăn bị chôn vùi dưới tàn tích của sự phun trào của Tuba. Nhiều nhà khoa học tin rằng đây là khoảng thời gian mà dân số của loài người trải qua hiệu ứng nút cổ chai.

Một số người lập luận rằng vì tro bụi núi lửa bay trong không khí đã chắn hết ánh sáng ấm áp từ mặt trời nên Trái đất vốn đã lạnh, nay lại còn lạnh hơn. Vùng đồng bằng Đông Phi có thể đã giảm 20 độ, gây ra nhiều khó khăn hơn nữa cho những nhóm người còn sống sót.

Sự hồi sinh nhanh chóng

Sau khi gần như tuyệt chủng, con người đã hồi sinh một cách nhanh chóng, nhưng đó không phải là một quá trình “một sớm một chiều”. Phải mất hơn 200.000 năm để nhân loại khôi phục lại con số một tỷ người vào năm 1804. Nhưng giai đoạn khó khăn nhất đã qua đi, kể từ sau khi đạt được 1 tỷ người, dân số thế giới đã tăng không phanh. Tới năm 1960, số dân trên toàn cầu đã là 3 tỷ và đã có thêm gần một tỷ người được sinh ra cứ sau 13 năm.

Với số lượng đang ngày càng tăng, nhiều người lo lắng về khả năng chống lại các mối đe dọa có thể phát sinh khi loài người tiếp tục đòi hỏi ngày càng nhiều hơn nữa tài nguyên của hành tinh này. Một số người cho rằng biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất đối với nhân loại, người khác lại lập luận rằng các loại dịch bệnh từng bị cách ly trong rừng có thể lây lan cho tất cả. Thật khó để biết chính xác điều gì sẽ là mối đe dọa lớn tiếp theo của nhân loại, nhưng nếu từng chống lại sự tuyệt chủng trước đây, loài người vẫn còn cơ hội để sống sót thêm một lần nữa.

Gần đây, các nhà khoa học nguyên tử cảnh báo rằng “xác suất thảm họa toàn cầu là rất cao”. Họ đã coi vũ khí hạt nhân và biến đổi khí hậu là “mối đe dọa tiềm ẩn của con người”. Cuộc sống trên Trái đất đã trải qua năm cuộc “thanh trừng” lớn, lần cuối cùng xảy ra cách đây 252 triệu năm.

Được gọi là “The Great Dying” (Đại diệt vong), thảm họa này đã giết chết 95% sinh vật biển khi các đại dương biến đổi và có tính axit. Nhà địa vật lí Daniel Rothman tin rằng, chúng ta đang chứng kiến một sự kiện tương tự xảy ra ở thời hiện đại, lần này nguyên nhân là do nóng lên toàn cầu. Rotham lập luận các đại dương sẽ sớm chứa rất nhiều carbon và trái đất sẽ không tránh khỏi cuộc tuyệt chủng này. Đến năm 2100, Rotham dự đoán một sự kiện tuyệt chủng hàng loạt phá hủy nền văn minh của con người sẽ bắt đầu.

Họa diệt vong sẽ lại xảy ra với loài người trong tương lai không xa

Một lý do khác mà nhiều nhà khoa học tin rằng sự tuyệt chủng có thể là do chúng ta không có khả năng liên lạc với các dạng sống thông minh khác. Các dấu hiệu của cuộc sống ngoài không gian không phải không có, đồng nghĩa với việc có thể xuất hiện cuộc sống thông minh trên các hành tinh khác.

Vậy tại sao chúng ta không liên lạc với sự sống ngoài Trái đất? Một số người cho rằng cuộc sống thông minh vốn đã tự hủy hoại và những dạng thức khác của nó đã không liên lạc ra bên ngoài vì nó cũng đã tự hủy hoại chính mình. Nếu tất cả các dạng khác của cuộc sống thông minh đều tự diệt vong, vậy chúng ta có điểm gì khác so với chúng không?

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Toptenz

Được quan tâm

Tin mới nhất
Hồ Ngọc Hà lại 'nóng bỏng tay'
Top 30 biệt đội KOLS nhí 2024 bùng nổ visual