Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Kỳ lạ cây 'ma cà rồng' vẫn sống khỏe dù chỉ còn mỗi gốc

Các nhà khoa học New Zealand vừa phát hiện ra một gốc cây có khả năng hút chất dinh dưỡng từ cây khác. Điều gì đã khiến gốc cây này có khả năng đặc biệt đó?

Trước kia, gốc cây được ví như ma cà rồng này từng là một cây kauri (thông Tân Tây Lan - một loài cây lá kim có thể cao đến 50m) cao lớn. Thế mà giờ đây nó chỉ còn là một gốc cây thấp bé và trông có vẻ như đã chết từ lâu. Thế nhưng, bên trong lớp vỏ khô héo và không hề có bất cứ mô xanh nào kia, sự sống vẫn tồn tại một cách kỳ diệu.

Gốc cây Kaurri được ví như ma cà rồng, hút chất dinh dưỡng từ cây khác vào ban đêm.

Phía dưới mặt đất, gốc cây là một phần của một “xã hội hữu cơ” - mạng lưới rễ kết nối chia sẻ thức ăn của hàng chục, thậm chí hàng trăm cây xanh xuyên suốt khu rừng.

Bằng cách ghép rễ của nó với rễ của hai cây lân cận, gốc cấy kauri sống nhờ hút nước và dinh dưỡng từ các cây khác vào ban đêm.

“Lợi ích mà gốc cây này nhận được là quá rõ ràng - nó sẽ chết nếu không bắt rễ với cây khác vì nó không còn mất kỳ mô xanh riêng nào”, Sebastian Leuzinger, phó giáo sư tại Đại học Công nghệ Auckland, New Zealand, cho biết.

Thế nhưng tại sao các cây khỏe mạnh lại chấp nhận giữ lại gốc cây già cỗi kia trong mạng lưới xã hội trong khi nó có vẻ như không mang lại lợi ích gì cho cộng đồng?

Leuzinger và các đồng nghiệp đã cố tìm lời giải thích bằng cách nghiên cứu dòng chảy dinh dưỡng của cây ma và hai cây gần nhất. Họ sử dụng một máy cảm biến để theo dõi dòng chảy của nước và nhựa ra vào ba cây và nhận thấy một hiện tượng kỳ lạ: gốc cây kauri hút nước vào thời gian hoàn toàn trái ngược với hai cây lân cận.

Gốc cây ma cà rồng và hai cây lân cận.

Ban ngày, trong khi hai hàng xóm lực lưỡng của nó bận rộn vận chuyển nước từ rễ lên cung cấp cho thân và lá, gốc cây lại ngồi im lìm. Đêm đến, khi hai anh bạn “nghỉ ngơi”, gốc cây mới bắt đầu tuần hoàn nước đi khắp cơ thể nhỏ bé và khuyết tật còn sót lại của nó. Ba cá thể này dường như đang thay phiên nhau thực hiện vai trò làm máy bơm nước cho một mạng lưới đơn.

Thế nhưng tại sao hai cây cao lớn kia lại cần một gốc cây sắp chết cho việc vận chuyển chất dinh dưỡng của mình? Trả lời cho câu hỏi này, các nhà khoa học cho rằng dù gốc cây kauri không còn chiếc lá nào và không thể thực hiện quá trình quang hợp vào ban ngày, rễ của nó vẫn có giá trị như cầu nối đến những cây khỏe mạnh và vẫn đang quang hợp khác ở đâu đó trong khu rừng. Hoặc có thể trước đây khi nó vẫn là một cây kauri vạm vỡ, nó đã là một thành viên của mạng lưới. Và vì thế, chất dinh dưỡng vẫn chảy qua bộ rễ của nó, tới những cây khác trong mạng lưới. Những cây lân cận có lẽ chưa bao giờ nhận ra sự khuyết tật của hàng xóm già cỗi.

Tuy nhiên sự bện rễ và cộng sinh bí ẩn của những cây này đã khiến Leuzinger và các đồng nghiệp của ông phải tư duy lại về khái niệm rừng. “Có lẽ chúng ta không nên cứu về cây cối theo từng cá thể nữa mà cần nghiên cứu về rừng như một xã hội hữu cơ”, Leuzinger nói thêm.

Những cánh rừng xã hội này có thể giúp nâng cao khả năng chống chọi với hạn hán, cho phép những cây có khả năng hấp thụ nước kém hơn có cơ hội “xin lộc” từ những hàng xóm dồi dào nước. Điều đó thực sự có giá trị đối với các loài thực vật, nhất là trong thời điểm mà hạn hán ngày càng xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng do sự biến đối khí hậu như ngày nay.

Tuy nhiên việc bện rễ thành xã hội như vậy cũng có thể gây ra nhiều hạn chế, các mầm bệnh hoặc chất độc hại có thể có thể dễ dàng lây truyền cho toàn cộng đồng nếu như có bất kỳ một cây thành viên nào nhiễm phải thông qua mạng lưới rễ.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Livescience

Được quan tâm

Tin mới nhất