Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Huyết Lộc tửu - loại rượu thần kỳ khiến Càn Long trong Hậu cung Như Ý truyện thị tẩm cùng lúc 4 phi tần và sự tàn nhẫn đằng sau

Lộc Huyết tửu có thành phần chính là huyết nhung hươu tươi - một trong tứ đại danh dược của người Trung Hoa xưa với nhiều tác dụng rất thần kỳ trong việc cải thiện chức năng sinh lý cho đàn ông. Nhưng mấy ai biết, quá trình khai Huyết Lộc vô cùng kinh dị.

Bộ phim Hậu cung Như Ý truyện đang làm cả mạng xã hội trở nên xôn xao với những tình tiết phải nói là cực kỳ gay cấn, tăng dần theo mỗi tập phát sóng.

Và gần đây nhất, theo như những gì hé lộ thì ở một tập nào đó sắp tới, có một sự vụ khiến không ít fan của thể loại phim cung đấu phải choáng váng, đó là Càn Long Đế uống Lộc Huyết tửu do Lệnh phi Yến Uyển dâng cho và thị tẩm cùng lúc với 4 phi tần.

Sau sự vụ, kế Hoàng hậu Như Ý đã rất tức giận, lập tức phụng giá đến Vĩnh Thọ cung để hỏi tội cả 4 phi tần trên vì cả gan “bào” sức Thiên tử. Vậy Lộc Huyết tửu thực chất là gì mà chỉ cần vài chén vào người Càn Long, đã khiến cả Hậu cung nhà Thanh dậy sóng?

Công dụng thần kỳ của Lộc Huyết (huyết nhung hươu)

Lộc Huyết tửu, hay rượu Lộc Huyết thực chất là loại rượu có thành phần chính là huyết nhung hươu tươi - một trong tứ đại danh dược (sâm, nhung, quế, phụ) của người Trung Hoa xưa, có tác dụng tăng cường sức khỏe, nâng cao miễn dịch, tăng sức đề kháng, kéo dài tuổi thọ và đặc biệt nhất là tăng cường sức mạnh tình dục cho nam giới.

Chính vì quý giá bởi những công dụng tuyệt vời như vậy, nên ngay từ xa xưa, huyết nhung hươu tươi được nhiều tầng lớp quý tộc, vương giả sử dụng để bồi bổ sức khỏe.

Nhất là các nam nhân thuở ấy, ai ai cũng mong muốn săn lùng được món hàng “độc” này để về pha vào rượu uống, tăng cường chức năng đàn ông của mình. Hoặc đơn giản hơn là hòa vào cháo ăn trước khi “lâm trận”.

Ngày nay, huyết nhung hươu tươi, hay các chế phẩm khô từ nhung hươu cũng được ưa chuộng trên thị trường, được nhiều quý ông rỉ tai nhau về tác dụng thần kỳ của chúng.

Tại sao huyết nhung hươu lại quý giá và có công dụng “thần kỳ” đến vậy?

Ban đầu, những công dụng có thật đã nêu ở trên được Đông y xác nhận nhưng câu hỏi “có gì trong huyết nhung hươu mà khiến nó trở thành dược liệu đầy “thần thánh” như vậy?”, hoàn toàn chưa có lời giải.

Mãi về sau, với sự phát triển của y học hiện đại, Liên Xô cũ mới bắt đầu nghiên cứu về nhung hươu để tìm câu trả lời cho câu hỏi trên.

Cuối cùng, vào năm 1930, Pantocrin (còn được gọi là Rantarin) đã lần đầu tiên được phát hiện trong huyết nhung hươu. Chất này được xem như là “linh hồn” làm nên tên tuổi của nhung hươu.

Từ đó, sản phẩm chiết xuất nhung hươu Pantocrin được công nhận là loại dược liệu dạng trích xuất chất lỏng đầu tiên có nguồn gốc từ nhung hươu, mở ra một kỷ nguyên đầy hứa hẹn cho y học tương lai.

Nhưng phải đến thập niên 60 của thế kỉ XX, Pantocrin mới được biết tới rộng rãi nhờ các nhà nghiên cứu Nhật Bản, khi họ chứng minh được những đặc tính trong hỗ trợ sức khỏe con người của Pantocrin có trong nhung hươu mà người Nga đã nêu ra trước đó.

Sản phẩm dược đầu tiên có trích xuất từ chất này được đưa vào sử dụng có dạng thuốc tiêm với công dụng trị bệnh rối loạn tình dục ở nam giới.

Có mấy loại nhung hươu và huyết nhung hươu được lấy như thế nào?

Nhung hươu được chia thành hai loại quý giá nhất, đó là huyết nhung và nhung yên ngựa. Hàng năm, thường là vào cuối hạ, sừng hươu sẽ rụng đi và khi xuân sang sẽ mọc lại sừng mới, sừng mới có lớp lông mịn bao phủ bên ngoài nên được gọi là nhung.

Nếu nhung mới nhú lên 2 đoạn ngắn, chưa phân nhánh thì gọi là nhung huyết. Sau khi mọc được khoảng 2 tháng thì nhú ra một đầu nhánh bên đoản trường, gọi là nhung yên ngựa.

Sau đó, nếu không được thu hoạch, nhung hươu sẽ phát triển thành gạc. Gạc dù không có quý bằng hai loại trên nhưng vẫn có giá trị trong việc trích xuất chất Pantocrin.

Còn huyết nhung hươu là phần lấy được trong quá trình thu hoạch nhung hoặc gạc hươu. Trong quá trình cắt, phần huyết này sẽ chảy ra từ cuống nhung/gạc, người cắt sẽ hứng lấy trong khoảng 2 phút thì mới tiến hành xử lý cầm máu cho hươu.

Những loài hươu thường được sử dụng để lấy huyết nhung là: Hươu Maral, hươu Bắc Cực.

Nói thì nghe có vẻ đơn giản nhưng sự thật đằng sau loại dược liệu quý giá được lấy từ máu của cặp sừng kiêu hãnh của những con hươu đực này, lại là một câu chuyện khác.

Bao gồm cả nỗi đau và sự thống khổ tột cùng, đã bị những công dụng “thần kỳ” kia xóa mờ đi.

Quá trình khai thác huyết nhung và gạc hươu đầy tàn bạo ở Nga

Nhung hươu được xem là một nguồn tài nguyên “tái tạo được” nên ngày nay, hươu được nuôi lấy nhung/gạc/huyết trong các trang trại là hoàn toàn hợp pháp ở một số quốc gia. Điển hình là ở Nga.

Tại đây, nhiều trang trại đã nuôi một số lượng lớn hươu Maral, lên đến hàng ngàn con để lấy gạc và huyết nhung.

Về quá trình khai thác gạc hươu và huyết nhung hươu cũng rất “đơn giản”. Khi tới một giai đoạn nào đó nhất định trong năm, người ta sẽ đưa từng con hươu trong trang trại của mình vào một căn phòng chật chội.

Sau đó, chúng sẽ bị kẹp chặt từ hai phía. Và lúc chúng bắt đầu hoảng loạn, sẽ có ngay 4, 5 người đàn ông vạm vỡ xuất hiện, cứ thế dùng sức giữ chặt chú hươu hơn nữa.

Một người khác có nhiệm vụ cột chặt nhung hươu bằng dây thừng, giữ chặt đầu chú hươu vào chiếc đe.

Thêm một người khác dùng hai tay giữ hai chiếc gạc, cùng lúc là dùng chân ấn đạp vào đầu, vào mũi hươu để nó không thể vẫy vùng thêm nữa. Thậm chí, ngoài khống chế bằng sức, họ còn dọa dẫm con vật tội nghiệp bằng đủ những từ ngữ thô bỉ nhất, với âm lượng lớn nhất có thể.

Sau đó, “nhân vật chính” xuất hiện, cằm cưa máy và cưa đi chiếc sừng đầy kiêu hãnh của con hươu.

Quá trình cưa sừng này chỉ diễn ra vài giây, nhưng do hoàn toàn không có một liều thuốc giảm đau nào trong suốt thời gian đó, nên nhiều chú hươu đã rống lên thống thiết vì quá đau đớn. Cảm giác đau này được nhiều nghiên cứu cho rằng hệt như một người bị cắt đi cánh tay.

Sau khi đã cắt được chiếc gạc, những người đàn ông này tiếp tục rạch vào tĩnh mạch cảnh trên gạc hươu để lấy được số huyết nhung quý giá. Trung bình, mỗi lần như thế, hươu sẽ mất đi 3 lít máu.

Tiếp đến, người ta xử lý hai chiếc gạc nhung theo phương pháp cổ truyền bằng cách liên tục nhúng chúng vào nước nóng để bảo quản trước khi bán sang nước ngoài.

Cuối cùng, vết thương của chú hươu mới được cầm máu bằng một hỗn hợp đất sét xen lẫn bột làm đông. Những chiếc gạc này sẽ mọc lại sau một năm và những chú hươu sẽ phải tiếp tục trải qua quy trình khủng khiếp thêm nhiều lần nữa.

Nếu khỏe mạnh, chúng sẽ “may mắn được” cưa sừng đến 15 lần trong suốt thời gian nuôi nhốt, phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của loài người, cũng như là mong muốn tăng cường sức khỏe tình dục của bao quý ông.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo Helino

Được quan tâm

Tin mới nhất
Tin tốt từ Triệu Lộ Tư
Minh Cúc 'Ly giang hồ' trong 'Độc đạo' và hành trình kiên cường 14 năm chăm con bại não
Luật kinh tế: Ngành học đắt giá trong nền kinh tế hội nhập