Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Hơn một triệu liều vaccine Pfizer có thể bị vứt bỏ ở Israel

Hơn một triệu liều vaccine Pfizer/BioNTech tại Israel sắp hết hạn vào cuối tháng 7 có thể bị vứt bỏ sau khi thỏa thuận hoán đổi vaccine với Vương quốc Anh không thành công.

Israel được cho là đã đề nghị chuyển hơn một triệu liều vaccine Pfizer cho Anh để đổi lấy số vaccine tương tự mà Anh sẽ nhận từ Pfizer vào tháng 9. Các cơ quan y tế Anh đang chạy đua để tiêm chủng cho càng nhiều người trưởng thành càng tốt trước khi các quy định phòng dịch Covid-19 được dỡ bỏ ở nước này vào cuối tháng 7.

Channel 12 của Israel cho biết các cuộc đàm phán về hoán đổi vaccine giữa Vương quốc Anh và Israel đã ở giai đoạn cuối. Nhưng các quan chức Israel sau đó cho biết các vấn đề kỹ thuật đã ảnh hưởng đến thỏa thuận.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao cho biết: “Đã có các cuộc thảo luận giữa Israel và Vương quốc Anh về khả năng chuyển giao vaccine, nhưng rất tiếc, bất chấp nỗ lực của cả hai bên, vì lý do kỹ thuật, điều này đã không thành công".

Anh được cho là không có kế hoạch trao đổi nguồn cung cấp vaccine với các quốc gia khác.

Hơn một triệu liều vaccine Pfizer có thể bị vứt bỏ ở Israel Ảnh 1

Trong khi đó, Pfizer từ chối yêu cầu từ Israel về việc gia hạn thời hạn sử dụng vaccine. Công ty cho biết họ không thể đảm bảo các liều thuốc sẽ an toàn sau ngày 30/7.

Một kế hoạch chuyển khoảng 1 triệu liều Pfizer đến khu Bờ Tây cũng thất bại vào tháng trước sau khi các nhà lãnh đạo Palestine cho biết họ không thể chấp nhận vaccine gần hết hạn sử dụng.

Người phát ngôn của Chính quyền Palestine, Ibrahim Melhem cho biết: “Chính phủ từ chối nhận vắc xin sắp hết hạn sử dụng. Ông nói thêm, chính quyền sẽ đợi lô hàng vaccine mà họ đã đặt hàng trực tiếp từ Pfizer".

Khoảng 30% người Palestine đủ điều kiện ở Bờ Tây và Gaza đã được tiêm ít nhất một liều vaccine, theo các quan chức Palestine, so với 65% người Israel trưởng thành đã được tiêm hai liều. Với sự lây lan của biến thể Delta đặc biệt gia tăng trong nhóm dân số chưa được tiêm chủng, chính phủ Israel đang khuyến khích trẻ em từ 12 đến 15 tuổi được tiêm ngừa.

Có thêm lo ngại rằng các cơ quan y tế có thể không thể tiêm mũi đầu tiên sau ngày 9/7 vì sẽ không đủ liều chưa hết hạn cho lần tiêm vaccine thứ hai ba tuần sau đó.

Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo các nước không nên vứt bỏ bất kỳ liều Covid-19 đã hết hạn nào trong khi chờ nghiên cứu thêm về việc liệu chúng có thể tồn tại lâu hơn hay không.

Adam Finn, giáo sư nhi khoa tại Đại học Bristol và là thành viên của Ủy ban hỗn hợp về tiêm chủng và chủng ngừa (JCVI), cho biết ông hy vọng sẽ sớm tìm ra giải pháp.

Ông nói với BBC:Chúng tôi thực sự muốn tránh kịch bản mà các rào cản hành chính… ngăn không cho vaccine được sử dụng vì rõ ràng là thế giới đang khan hiếm loại vaccine này, và chúng tôi không thể vứt bỏ chúng khi mọi người rất cần nhận chúng”.

Xem thêm: Tại sao tiêm vaccine Covid-19 liều thứ 2 lại quan trọng?

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết The Guardian

Nguồn bài viết
Được quan tâm

Tin mới nhất