Cách đây vài ngày, người dân ở thành phố Hải Khâu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã vô cùng ngỡ ngàng khi chứng kiến một "dải khăn" khổng lồ, nhiều màu sắc chiếm trọn một vùng trời.
Theo nhiều người dân nhận định, mặc dù có nhiều màu sắc sặc sỡ nhưng về hình dáng đây chắc chắn không phải cầu vồng như mọi người thường thấy thông thường. Quan sát kỹ, bên dưới nó còn có một đám mây lớn, dày đặc, sẫm màu, như dự báo một điều chẳng lành.
Hình ảnh màu sắc bí hiểm xuất hiện tại bầu trời Hải Khâu này nhanh chóng được người dân quay lại rồi chia sẻ rầm rộ lên mạng xã hội. Có rất nhiều ý kiến bàn tán, lý giải về hiện tượng kỳ lạ này.
Trong đó, có cả ý kiến của chuyên gia đã giải thích răng đây là một đám mây có tên gọi là là "mây dải khăn", "mây mũ" hoặc tên tiếng anh là "pileus" (nghĩa: Mũ nấm). Loại mây này được hình thành bởi sự giảm nhiệt độ đột ngột và ngưng tụ của không khí ẩm bị đẩy lên cao.
Theo các nhà khoa học thủy văn, mây dải khăn thường mỏng, nằm vắt ngang trên một đám mây lớn khác. Khi tia sáng mặt trời chiếu vào đúng góc thích hợp, ánh sáng sẽ nhiễu xạ giữa những giọt nhỏ li ti và những tinh thể băng trong đám mây, từ đó tạo ra màu sắc giống cầu vồng.
Được biết hiện tượng dải khăn cầu vồng trên rất hiếm gặp. Bản thân nó cũng thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Và dù đẹp như vậy nhưng theo các nhà quan trắc những đám mây này thường báo hiệu sắp có sự thay đổi thời tiết theo chiều hướng khắc nhiệt như gió mạnh, giông bão,...