Kết luận này được đưa ra khi các nhà nghiên cứu phát hiện một miệng núi lửa khổng lồ ngoài khơi bán đảo Yucatan của Mexico vào đầu thập niên 90. Tuy nhiên, giả thuyết này vẫn không thể hoàn toàn thuyết phục giới khoa học. Có lập luận cho rằng hiện tượng trên xảy ra do sự phun trào của núi lửa Deccan Traps có kích thước bằng diện tích Tây Ban Nha.
Gần đây, nhóm nghiên cứu tại Đại học Yale lại cho rằng sự diệt vong của khủng long là do tiểu hành tinh gây nên. Theo đó, họ tin rằng bất kỳ tác động nào đến môi trường xảy ra do sự phun trào và dòng dung nham từ Deccan Traps (tức Ấn Độ ngày nay) đã kết thúc trước khi diễn ra thảm kịch khiến khủng long tuyệt chủng, hay còn được gọi là sự kiện K-Pg.
“Rất nhiều người tin tưởng núi lửa là tác nhân chính dẫn đến K-Pg, nhưng chúng tôi không cùng ý kiến với họ”, trích lời Pincelli Hull, giáo sư trợ lý địa chất tại Đại học Yale kiêm tác giả chính của nghiên cứu. “Chúng tôi đã sử dụng kết quả nghiên cứu cho sự kiện này được đúc kết trong vòng 40 năm qua, kết hợp với việc bổ sung loạt thông tin mới để cho ra kết luận này”.
Một số nhà khoa học cho rằng khí thải từ quá trình núi lửa phun trào, chẳng hạn như sulfur dioxide và carbon dioxide, có thể khiến môi trường sống của khủng long bị suy thoái dẫn đến diệt vong. Điều này có cơ sở và khả năng xảy ra cao hơn so với giả thuyết thiên thạch tấn công.
Khi mô phỏng nhiệt độ của Trái đất do tác động của khí thải và so sánh chúng với biểu đồ nhiệt tại thời điểm khủng long tuyệt chủng, nhóm nghiên cứu phát hiện ít nhất 50% khí thải từ núi lửa Deccan Traps xuất hiện trước khi thiên thạch va chạm với Trái đất, trùng khớp với thời điểm diễn ra thảm họa diệt vong.