XEM NHIỀU

Vòng quanh thế giới

Đám trẻ nhặt được thanh sắt gỉ đem đi bán phế liệu, vô tình khai quật bí mật khó tin

Minh Quân

Sự việc vô tình dẫn đến một bí mật được giấu kín nhiều năm.

Đám trẻ nhặt được thanh sắt gỉ đem đi bán phế liệu, vô tình khai quật bí mật khó tin Ảnh 2

Vào thập niên 1980, theo tờ Sohu, một nhóm trẻ em ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, rủ nhau lên một ngọn núi trong làng để chơi trốn tìm. Trong lúc vui đùa, một đứa trẻ tình cờ thấy một thanh kiếm gỉ màu xanh nằm trong bụi cỏ. Tưởng rằng đó là một thanh sắt có thể bán lấy tiền, nhóm trẻ mang về bán cho một người thu mua phế liệu.

Tuy nhiên, người thu mua phế liệu lúc đó không nhận ra giá trị thật sự của thanh kiếm và chỉ để nó lẫn lộn trong nhà kho. Mãi đến năm 1985, khi các chuyên gia của Viện Khảo cổ Hà Bắc tiến hành khảo sát di tích văn hóa, họ mới phát hiện ra thanh kiếm đặc biệt này.

Do nằm ở trung tâm của nền văn minh Trung Quốc cổ đại, tỉnh Hà Bắc là nơi tập trung nhiều di tích và lăng mộ quan trọng. Nhóm khảo cổ thường xuyên tìm kiếm những báu vật quốc gia còn sót lại. Khi thấy thanh kiếm, các chuyên gia nhanh chóng nhận ra đây không phải một món đồ bình thường. Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, họ xác định thanh kiếm được chế tác từ đồng chứ không phải sắt như suy đoán ban đầu. Mặc dù đã bị oxy hóa, thanh kiếm vẫn giữ nguyên những đường nét tinh xảo.

Đám trẻ nhặt được thanh sắt gỉ đem đi bán phế liệu, vô tình khai quật bí mật khó tin Ảnh 1

Nhận định rằng khu vực này có thể chứa đựng nhiều di vật quý giá khác, các chuyên gia đã truy tìm nguồn gốc của thanh kiếm thông qua người thu mua phế liệu và thông tin từ nhóm trẻ. Họ nhanh chóng đến ngọn núi được đề cập và phối hợp với chính quyền phong tỏa khu vực để tiến hành khai quật.

Quá trình khai quật kéo dài hơn 3 tháng, trong đó cả ngọn núi bị “lật tung”. Kết quả là các nhà khảo cổ đã phát hiện 48 ngôi mộ cổ có niên đại hàng nghìn năm cùng một số lượng lớn cổ vật bằng đồng.

Đám trẻ nhặt được thanh sắt gỉ đem đi bán phế liệu, vô tình khai quật bí mật khó tin Ảnh 2

Qua đối chiếu với tài liệu lịch sử, các chuyên gia xác định ngọn núi này thuộc về văn hóa thượng tầng Hạ Gia Điếm, xuất hiện vào khoảng năm 800 TCN, tức cách đây khoảng 2.700 năm. Văn hóa này có mối liên hệ chặt chẽ với nước Yên, một chư hầu phía bắc của nhà Chu trong thời kỳ Tây Chu, Xuân Thu và Chiến Quốc. Theo các chuyên gia, một loạt xung đột có thể đã xảy ra, góp phần dẫn đến sự suy tàn của văn hóa Hạ Gia Điếm.

Mặc dù nhiều cổ vật bằng đồng đã bị hư hại theo thời gian, nhưng số lượng di tích còn lại vẫn mang lại những giá trị nghiên cứu to lớn. Những phát hiện này đã giúp các nhà khảo cổ hiểu rõ hơn về văn hóa đồ đồng cũng như lịch sử Trung Quốc trong thời kỳ Xuân Thu và Chiến Quốc, đồng thời mở ra những hướng đi mới trong nghiên cứu lịch sử nước này.

Đám trẻ nhặt được thanh sắt gỉ đem đi bán phế liệu, vô tình khai quật bí mật khó tin Ảnh 3
Chia sẻ FacebookChia sẻ

Bài viết

Minh Quân

TIN MỚI