Những tấm ảnh đắt giá đó thuộc về Trung úy William Noel Morgan. Ông chưa bao giờ có ý định in ra và muốn giữ chúng như một bí mật cho riêng mình. Gia đình ông mới biết đến chúng vào khoảng thời gian cách đây vài năm khi cháu gái của ông là Fran Gluck vô tình vấp phải chiếc hộp bánh bằng thiếc và mở nó ra.
Chồng cô Fran là anh Jo đã đem những tấm hình âm bản chuyển thành hình kỹ thuật số - và Fran “choáng váng” trước những gì cô nhìn thấy.
Nhiều ảnh trong đó nói về cuộc sống quân đội và câu chuyện của ông nội cô Fran với tình yêu đã mất của mình - cô bạn gái người Pháp trẻ tuổi bị cả gia đình ông William cấm đoán.
Nếu việc chỉ dừng lại ở đó thì đã khác, nhưng bên cạnh đó người ta còn phát hiện những hình ảnh sĩ quan Anh xuất hiện bên trong một nhà thổ của Pháp thời Thế chiến thứ nhất.
Người ta nói đây là những tấm ảnh duy nhất chụp bên trong một nhà thổ dành riêng cho các sĩ quan Anh trong cuộc chiến được biết cho tới nay.
Đó là hình ảnh chụp những người phụ nữ mà lịch sử chưa bao giờ nói đến - và đối với các chiến sĩ tử trận, đây là những người cuối cùng trao cho họ tình yêu và sự an ủi trước khi bỏ mạng ngoài chiến trường.
Có hình ảnh chụp binh lính đứng đợi bên ngoài nhà thổ nhìn giống như những người hâm mộ bóng đá đang chờ đợi để xem một trận đấu tranh cúp.
Theo The Sun, nhiều binh sĩ trẻ tìm đến những cô gái mại dâm với mong muốn bất đắc dĩ, đó là trở thành đàn ông. Số khác hy vọng sẽ nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) để được ở bệnh viện, không phải ra tiền tuyến.
Thậm chí nhà thổ dành cho binh lính còn được phân chia theo cấp độ như các sĩ quan cao cấp sẽ được tới các nhà thổ “đèn xanh” còn các hạ sĩ và binh lính thấp cấp sẽ đến nhà thổ “đèn đỏ”.
Khi chiến tranh nổ ra vào năm 1914, Lord Kitchener, Bộ trưởng Bộ Chiến tranh Anh, đã phát ra mệnh lệnh cảnh báo quân nhân phải “giữ vững tinh thần cảnh giác, chống lại mọi cám dỗ”. “Bạn có thể sẽ cảm thấy cám dỗ xuất hiện từ rượu và phụ nữ. Nhưng bạn sẽ phải chống lại cả hai”.
Tuy nhiên, lời nói của ông Lord và các cảnh báo bằng áp phích đồ họa và các tài liệu khác đều trở nên vô ích.
Binh nhì Frank Richards, người được gọi nhập ngũ một ngày sau khi chiến tranh nổ ra, cho biết lệnh của Kitchener có thể cũng không nằm trong số tất cả các thông báo mà họ nhận được.
Tiến sĩ lịch sử Clare Makepeace nói với The Sun: “Quân đội Anh có xu hướng chấp nhận phong tục tình dục ở địa phương nơi họ đóng quân. Đó là lý do tại sao người Anh để các nhà thổ phục vụ cho binh sĩ hoạt động trong giới hạn cho tới năm 1918”.
Hàng nghìn phụ nữ được cho là đã trở thành những lao động tình dục trong cuộc chiến. Một số làm việc trong các nhà thổ hợp pháp, được gọi là maisons tolérées, tại các thị trấn trên khắp miền bắc nước Pháp.
Makepeace nói: “Các nhà thổ được quản lý đã có mặt tại Pháp từ giữa thế kỷ 19 nhưng trong chiến tranh, chúng phát triển mạnh về số lượng”.
“Đối với một số người, nhà thổ là lối thoát khỏi cuộc tàn sát từ các chiến hào. Một số muốn 'trưởng thành' trước khi quá muộn. Đó là một minh họa khủng khiếp về cách mà chiến tranh gạt những người này khỏi cuộc sống khi tuổi đời họ còn quá trẻ”.
Trong cuốn tự truyện Goodbye To All That, nhà thơ và tiểu thuyết gia Captain Robert Graves đã viết: “Không có sự giam cầm, cấm cản nào ở Pháp. Những đứa trẻ này có tiền để tiêu và biết việc này đáng để làm trước khi bị giết vào vài tuần sau đó. Họ không muốn còn nguyên vẹn khi chết”.
Tuy nhiên, chủ đề của “gái điếm chiến tranh” là điều cấm kỵ mà chỉ có một số ít người đàn ông đã nói về những chuyến thăm nhà thổ của họ.
Makepeace, một thành viên nghiên cứu danh dự tại Birkbeck, Đại học London, đã trải qua nhiều năm tìm hiểu và thu thập thông tin dưới lớp vỏ bọc là một binh sĩ và sĩ quan ở Thế chiến thứ nhất.
Tiến sĩ Makepeace đã xem cuốn nhật ký của Corporal Jack Wood, mô tả “đám đông các đồng chí” đứng chờ bên ngoài một nhà chứa “dài khoảng 30 thước” và nói rằng họ “đang chờ đợi như một đám đông đang chờ một trận đấu bóng đá tranh cúp ở Anh”.
Cuốn nhật ký có đoạn: “Có 7 cô gái trẻ, qua vẻ ngoài thì đoán khoảng từ 28 đến 40 tuổi, mặc những chiếc váy lụa mỏng manh nhất và khoe ra những bộ đồ nội y gợi cảm nhất, tôi cho là để gây sự chú ý.
Từ lối đi đến lối vào của cầu thang. Có một quý cô đứng đó cầm lấy một đồng franc để được quyền vào.
Tôi sau đó phát hiện ra rằng bạn trả tiền cho người phụ nữ để lựa chọn bất kỳ ai bạn quan tâm tới”.
Hàng người đợi như vậy không phải là bất thường. Trước một cuộc tấn công lớn, khoảng 300 người đàn ông xếp hàng bên ngoài một nhà thổ. Các cô gái sẽ nán lại bên ngoài, miệt mài chào mời trên đường phố, cũng như ở quán cà phê và quán bar.
Một báo cáo cho biết có khoảng 171.000 binh sĩ Anh đã đến thăm các nhà thổ trên một con phố duy nhất ở Le Havre trong vòng một năm.
Các cô gái làm việc trong nhà thổ phải thường xuyên kiểm tra y tế, nhưng ngay cả thế thì các bệnh STI vẫn tràn lan. Năm 1916, cứ một trong năm ca trong số tất cả các trường hợp trước khi nhập viện của lính Anh tại Pháp và Bỉ đều được điều trị STI. Khoảng 150.000 binh sĩ Anh đã phải nhập viện vì bệnh hoa liễu khi đóng quân ở Pháp.
Một số nhà thổ sử dụng phụ nữ lớn tuổi để kiểm tra những người đàn ông đến “giải quyết nhu cầu” nhằm kìm hãm sự lây lan của STI. Nhưng đối với một số người, bị mắc bệnh là mục đích duy nhất của họ khi đến đó.
Tiến sĩ Makepeace cho biết: “Có bằng chứng cho thấy một số gái mại dâm bị nhiễm bệnh liên quan đến quan hệ tình dục kiếm tiền nhiều hơn gái mại dâm không bị nhiễm bệnh vì cánh lính tráng muốn bị STI để có thể thoát khỏi các chiến hào.
Chuyện này có thể cho thấy cuộc sống khủng khiếp trong Thế chiến thứ nhất đối với những người lính, nhưng những người phụ nữ cũng đã phải làm công việc chẳng tốt đẹp chút nào và phải chịu đựng những điều kiện khủng khiếp. Nhiều người trong số các gái mại dâm không biết chữ và cho đến nay không thể tìm thấy bất cứ điều gì được viết xuất phát từ quan điểm, chính kiến của họ”.
Makepeace nói: “Bằng chứng gần nhất là những bức ảnh tôi tìm thấy trong một hộp bánh quy. Những bức ảnh này rất quan trọng bởi vì chúng cung cấp cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc và bức tranh toàn diện hơn về cuộc sống thực sự ở mặt trận phía Tây”.
Nói về những hình ảnh của ông nội của vợ, Jo Gluck kết luận: “Có lẽ William Noel Morgan đã quyết định không nên để lọt những bức ảnh này ra ngoài - một phần vì chúng được chụp trong nhà thổ, một phần còn vì đó là những hình ảnh của người phụ nữ trẻ, người ông ấy yêu thương nhưng không được phép cưới. Tôi không hiểu lý do tại sao những tấm ảnh không được xuất bản ngay bây giờ. Nó cho thấy một khía cạnh khác của cuộc chiến, cũng nên được nhớ đến”.