Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Cuộc sống ở bộ tộc dùng nước tiểu và phân bò để tắm gội, làm đẹp

Cuộc sống gắn bó với loài bò đã trở thành truyền thống tại một bộ tộc ở châu Phi, thậm chí họ còn tận dụng nước tiểu và phân bò để làm đẹp.

Qua ống kính của nhiếp ảnh gia Trevor Cole đến từ Londonderry, Bắc Ireland, một cậu bé thuộc bộ tộc Mundari ở Nam Sudan phủ đầy tro đốt từ phân bò Ankole Watusi lên người mình, trong khi một chàng trai trẻ trải đều phân trên mặt đất, một người khác đang dùng nước tiểu bò tắm ướt người. Cư dân vùng này chủ yếu chăn nuôi bò Ankole Watusi, khi trưởng thành, cặp sừng của giống bò này có thể dài đến 1,8 m.

“Thời khắc hoàn hảo để chụp ảnh là lúc bình minh vừa ló rạng và hoàng hôn mới chớm, vì tất cả gia súc đều được lùa ra”, Trevor nói. “Càng nhìn cảnh tượng này, bạn sẽ càng thấm thía mối dây ràng buộc không thể tách rời giữa bộ lạc và gia súc của họ. Cách họ dẫn bò ra ngoài, chà tro lên da chúng, chăm sóc chúng rồi lấy sữa, phân và nước tiểu để sử dụng. Họ thu gom phân bò thải ra qua đêm và rải trên mặt đất, dùng một số để phủ lên sừng. Đàn ông bộ lạc dùng nước tiểu bò để gội đầu, vừa khử trùng vừa có tác dụng tẩy tóc thành màu vàng hoặc thậm chí là trắng”.

Đêm đến, cư dân bộ tộc ngủ cùng với bò để bảo vệ chúng, trên lưng mang theo cây súng Kalashnikov. Nạn trộm gia súc rất phổ biến tại Nam Sudan và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xung đột. Trevor nói: “Bò Ankole Watusi là giống gia súc có cặp sừng khổng lồ nhất tôi từng thấy, giá trị của một con bò trưởng thành có thể lên đến 500 USD. Vào ban ngày, đàn gia súc phân tán từ bờ sông Nile đến những bãi cỏ dài của vùng đồng bằng phù sa. Theo bản năng, trời ngả về chiều, chúng sẽ quay lại trang trại”.

Giữa người chăn nuôi và đàn gia súc ở bộ tộc Mundari có quan hệ cộng sinh, sự quan tâm và hiểu biết của họ đối với đàn bò đã vượt quá phạm trù chăn nuôi thông thường. Họ tự hào về đàn gia súc của mình, cũng vui mừng khi đắp xây mối liên kết bền chặt giữa người và vật nuôi.

Mundari là một bộ lạc nhỏ thuộc nhóm dân tộc vùng sông Nil, cụ thể là tộc Karo. Với truyền thống chăn nuôi gia súc và làm nông nghiệp, Mundari được xem là có chung nguồn gốc với các bộ tộc như Bari, Pojulu, Kakwa, Kuku và Nyangwara. Ngôn ngữ mẹ đẻ của họ là Kutuk na Mundari. Giống như nhiều bộ lạc sông Nil khác, người Mundari giữ sự tôn sùng tuyệt đối dành cho gia súc. Với họ, gia súc biểu trưng cho thức ăn, một dạng tiền tệ và dấu ấn của địa vị.

Trevor nói thêm: “Bộ tộc này như tồn tại trong một màn sương mù cổ xưa, lửng lơ giữa dòng thời gian, nơi những truyền thống xưa cũ vẫn được duy trì trong thế kỷ 21. Những tập quán cổ xưa này đảm bảo sự hài hòa với môi trường, để lại dấu ấn sinh thái của địa phương cũng như duy trì đặc trưng văn hóa. Bộ tộc này đã tồn tại bền vững suốt nhiều năm qua, chúng ta nên học hỏi về mối liên hệ và cách họ đối xử với thiên nhiên”. 

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết The Sun

Được quan tâm

Tin mới nhất
Hồ Ngọc Hà lại 'nóng bỏng tay'
Top 30 biệt đội KOLS nhí 2024 bùng nổ visual