XEM NHIỀU

Vòng quanh thế giới

Cặp song sinh chào đời có 2 màu da khác biệt, người mẹ suy sụp khi nghe chia sẻ từ bác sĩ

Minh Quân

Người mẹ đã vô cùng háo hức để chào đón cặp song sinh ra đời nhưng niềm vui không kéo dài được bao lâu.

Cặp song sinh chào đời có 2 màu da khác biệt, người mẹ suy sụp khi nghe chia sẻ từ bác sĩ Ảnh 2

Tại Trung Quốc, một người mẹ đang mong chờ ngày hạ sinh cặp song sinh quý giá của mình. Thế nhưng, niềm vui chưa kịp trọn vẹn thì cô đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Ngay sau khi hai bé chào đời, các bác sĩ phát hiện một tình trạng bất thường đáng lo ngại: một bé có nước da đỏ au, trong khi bé còn lại lại nhợt nhạt đến đáng sợ. Không chỉ có sự chênh lệch rõ rệt về màu da, cân nặng giữa hai bé cũng khác nhau một cách bất thường. Đằng sau hiện tượng kỳ lạ này là một căn bệnh hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm – "hội chứng truyền máu song thai".

Theo các phương tiện truyền thông trong nước đưa tin, người mẹ tên Yang Xiaoli (tên đã được thay đổi), 35 tuổi, đang mang thai đôi và trong những ngày gần sinh, cô bắt đầu xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ sớm. Các bác sĩ quyết định mổ bắt con khẩn cấp vì lo ngại thai nhi có thể bị thiếu oxy nếu tiếp tục giữ thai. Ca mổ diễn ra tại Bệnh viện Trung ương Trường Sa, một cơ sở y tế trực thuộc Đại học Nam Trung Quốc. Ngay sau khi hai bé trai chào đời, đội ngũ y tế nhanh chóng nhận ra có điều không ổn: một bé đỏ hồng như bình thường, còn bé kia lại trắng bệch, không hề giống một trẻ sơ sinh khỏe mạnh.

Bác sĩ Dương Khâm, giám đốc khoa sơ sinh tại bệnh viện, nhận định đây là những dấu hiệu kinh điển của hội chứng truyền máu song thai (TTTS - Twin-to-Twin Transfusion Syndrome). Đây là một biến chứng nghiêm trọng, thường chỉ xảy ra ở các cặp song sinh cùng nhau thai (song thai một bánh rau) nhưng có hai túi ối riêng biệt. Trong quá trình mang thai, mạch máu của nhau thai có thể tạo ra các kết nối bất thường, khiến máu của một thai nhi bị “rút” dần sang thai nhi còn lại. Bé bị mất máu – được gọi là "bé cho" – thường rơi vào tình trạng thiếu máu, chậm phát triển, thậm chí đe dọa tính mạng. Ngược lại, "bé nhận" máu quá nhiều có thể bị tim to, quá tải tuần hoàn, nguy cơ tràn dịch đa ối và các biến chứng nghiêm trọng khác.

Tỷ lệ tử vong do hội chứng này nếu không được can thiệp kịp thời có thể lên tới 60% - 100%. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm là điều vô cùng quan trọng.

Cặp song sinh vừa chào đời với 2 màu da khác biệt, người mẹ suy sụp khi nghe tuyên bố từ bác sĩ Ảnh 1

Ngay khi xác định được nguyên nhân, đội ngũ y tế đã khẩn trương thực hiện các biện pháp cứu chữa. Bé lớn – "bé nhận" – được truyền máu một phần để cân bằng lại lượng máu trong cơ thể, chỉ số huyết học nhanh chóng ổn định. Bé nhỏ – "bé cho" – do bị thiếu máu nghiêm trọng nên cần được truyền máu nhiều lần với liều lượng nhỏ, kết hợp theo dõi sát sao về các chỉ số sống còn.

Bên cạnh việc điều chỉnh lượng máu, các bác sĩ cũng đặc biệt chú trọng đến dinh dưỡng và hỗ trợ chăm sóc hậu sản. Hai bé được theo dõi sát sao tình trạng vàng da, bổ sung dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch, và đảm bảo các chỉ số tăng trưởng được cải thiện từng ngày.

Sau một quá trình điều trị tích cực và chăm sóc tận tình, cả hai bé trai đã phục hồi ngoạn mục và được xuất viện trong sự nhẹ nhõm, vỡ òa của gia đình. Với người mẹ trẻ, hành trình mang thai và sinh con đầy thử thách ấy cuối cùng đã có cái kết trọn vẹn.

Các chuyên gia y tế nhân dịp này cũng khuyến cáo rằng, phụ nữ mang thai – đặc biệt là mang song thai – nên khám thai định kỳ và siêu âm đúng lịch. Việc theo dõi sát sao sự phát triển của thai nhi có thể giúp phát hiện sớm các bất thường như hội chứng truyền máu song thai, từ đó can thiệp kịp thời và tăng cơ hội sống sót cho các bé.

Chia sẻ FacebookChia sẻ

Bài viết

Minh Quân

TIN MỚI