Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Càn Long nổi tiếng lắm thê thiếp nhưng so với giai thoại một đêm 9 phi của Khang Hi còn kém xa?

Nếu Càn Long có 40 hậu phi thì số nữ nhân trong hậu cung của ông nội Khang Hy lúc cao nhất đạt tới con số trên dưới 3.000 người.

Càn Long là vị Hoàng đế thứ 6 của triều đại nhà Thanh, không chỉ nổi tiếng là một vị vua có tài trị quốc an bang mà còn được hậu thế biết đến là một ông vua phóng đãng. Càn Long Đế có tới trên dưới 40 người vợ, hàng ngàn giai lệ khác và có lẽ nhiều người trong số đó còn chưa bao giờ được Hoàng đế sủng hạnh lấy một lần.

Trong bộ phim Hậu cung Như Ý truyện, các nhà sản xuất phim đã vô cùng táo bạo khi chiếu cảnh màn “thị tẩm tập thể” của Càn Long Đế. Mặc dù màn thị tẩm khi lên phim với các tình tiết khá nhẹ nhàng và số lượng từ 5 phi tần trong kịch bản đã cắt giảm còn 4 vị nương nương, song cũng khiến khán giả rùng mình về độ hoang dâm, phóng đãng của vị vua này.

Thế nhưng, độ phóng đãng của Càn Long vẫn chưa là gì khi so sánh với ông nội Khang Hi Đại Đế - người mà Càn Long thập phần kính trọng.

Khang Hi - Vị minh quân lỗi lạc của Thanh triều

Khang Hi tên thật là Ái Tân Giác La Huyền Diệp (1654 - 1722), là con trai thứ 3 của Thanh Thế Tổ Thuận Trị Hoàng đế, mẹ ông là Hiếu Khang Chương Hoàng hậu Đông Giai thị. Năm 1662, Thuận Trị Đế băng hà, Khang Hi lên ngôi kế vị khi mới 8 tuổi.

Khang Hi là một trong những vị Hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Do Khang Hi lúc bấy giờ tuổi còn nhỏ nên chính sự đều do bà nội Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu và 4 đại thần (trong đó có Ngao Bái) phụ chính lo liệu. Tuy nhiên, Ngao Bái ngày càng chuyên quyền khiến Khang Hi không hài lòng, do đó khi lên 14 tuổi, Khang Hi bắt đầu lên kế hoạch để trừ Ngao Bái.

Hai năm sau đó, khi Ngao Bái vào cung yết kiến, Khang Hi ra lệnh cho đội thị vệ thân tín bắt giữ và vạch tội vị “đại thần” này. Không lâu sau khi bị bắt giữ, Ngao Bái lâm bệnh chết trong ngục, Khang Hi chính thức nắm quyền điều hành triều chính, khi đó ông 16 tuổi.

Khang Hi khi còn trẻ.

Không chỉ nổi tiếng với giai thoại trừ Ngao Bái, Khang Hi còn nổi tiếng là một vị Hoàng đế tài ba, đã thiết lập sự thịnh trị dài trên 130 năm của nhà Thanh, sau một loạt chiến tranh. Ông được đánh giá là một trong những vị Hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc và được xưng tụng là Khang Hi Đại Đế.

Dưới thời cai trị của ông, Đế quốc Thanh đã hoàn thành thống nhất và kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa, Mãn Châu, Đài Loan, nhiều phần của vùng Cận Đông nước Nga, bảo hộ Mông Cổ và Triều Tiên. Thời gian tại vị của ông kéo dài 61 năm và được xem là mở đầu của Khang Càn thịnh thế kéo dài hơn 100 năm.

Một đêm “yêu” 9 phi tần?

Khang Hi Đại Đế nổi tiếng là một vị Hoàng đế chu đáo và quan tâm tới thê thiếp của mình. Bất kể lúc chinh chiến hay đi tuần tra, Khang Hi đều thường xuyên viết thư, gửi đặc sản vùng miền tới các phi tần trong hậu cung. Đặc biệt, ông còn cho phép các phi tần được về ở chung phủ đệ với con cái sau khi mình qua đời, để họ không phải chết dần chết mòn trong cung cấm.

Khang Hi năm 45 tuổi.

Vị minh quân, nho nhã như vậy nhưng ít ai biết rằng cuộc sống hậu cung của ông vô cùng phóng túng, thậm chí vượt xa cả người cháu “khét tiếng” phong lưu là Càn Long. Khang Hi Đại Đế có tới 4 vị Hoàng hậu, 3 Hoàng Quý phi, 11 Quý phi cùng vô số cung tần mỹ nữ có cấp bậc thấp hơn, thậm chí hậu cung có lúc lên tới 3.000 phi tần. Chính vì lẽ đó là Khang Hi có tới 52 người con, là một trong những Hoàng đế có số lượng người nối dõi cao nhất nhì trong lịch sử Trung Quốc.

Tương truyền rằng, do hậu phi quá đông và một phần vì Khang Hi cũng là người háo sắc, nên vị vua này từng “tranh thủ” lâm hạnh tới 9 phi tử trong một đêm và dân gian gọi đó là giai thoại “Cửu phi liên châu”. 9 phi này bao gồm Tuệ phi, Bình phi, Lương phi, Vinh phi, Tuyên phi, Thuận Ý Mật phi, Thành phi, Thuần Dụ Cần phi và Huệ phi.

Ngoài “Cửu phi liên châu” còn có “Bát tần lâm ngự”. Điều này chứng tỏ khả năng của vị Hoàng đế này đạt đến trình độ thượng thừa.

Khang Hi nổi tiếng với giai thoại Cửu phi liên châu.

Hơn nữa, lúc sinh thời, Khang Hi còn rất thích chiêu “hái hoa cả cụm” nên hậu cung Thanh triều lúc bấy giờ không ít những cặp chị em chung chồng. Trong đó, “tứ đối tỷ muội hoa” được Hoàng đế yêu thích nhất gồm Hoàng hậu Hách Xá Lí và em gái Bình phi, Nghi phi và muội muội là Quý nhân Quách La Lạc thị, Hiếu Chiêu Hoàng hậu và Ôn Hi Quý phi, Hiếu Nhân Hoàng hậu và Đông Quý phi.

“Tứ đối tỷ muội hoa” này thường xuyên cùng nhau hầu hạ Khang Hi chuyện phòng the. Do đó, các nhà sử học hiện đại của Trung Quốc cũng thường dùng từ “phóng túng” khi nhắc tới đời sống riêng tư của vị Hoàng đế này.

Long thể dần sa sút

Khang Hi là một người rất chú trọng việc dưỡng sinh nên ông ít hút thuốc, ít uống rượu, coi trọng việc “tiết dục lòng trong”. Vị Hoàng đế này cho rằng, con người nếu để lòng thanh thản và tiết chế được dục vọng thì không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh tật mà còn lưu giữ được tuổi trẻ.

Thế nhưng, nói thì dễ làm thì khó, ngay cả khi biết cần phải tiết chế sắc dục nhưng Khang Hi vẫn không tiết chế được nhu cầu bản năng này, thậm chí còn vì sự phóng túng của mình mà chết mòn. Do “miệt mài” thị tẩm nên tinh lực của vị Hoàng đế này bị tổn thương nghiêm trọng, từ đó sức khỏe cũng sa sút trông thấy.

Do phóng túng quá độ khiến cơ thể của Khang Hi ngày càng suy nhược.

Từ năm 1717, long thể của Khang Hi đã bắt đầu có những dấu hiệu sa sút, suy nhược, thường xuyên lâm bệnh. Tuy nhiên, những dấu hiệu cảnh báo đấy vẫn không đủ để ông giảm tần suất của những cuộc mây mưa, hưởng lạc chốn hậu cung.

Năm 1718, khi Khang Hi 64 tuổi, Trần Quý nhân hạ sinh tiểu a ca thứ 35 tên Dận Viên. Nhưng tiếc rằng, vị a ca này sau khi sinh đã yểu mệnh qua đời. Kết cục đau thương của hoàng tử này có liên quan nhất định tới thể trạng vốn đã suy nhược vì tổn thương tinh khí của Khang Hi.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Tổng hợp

Được quan tâm

Tin mới nhất
Ngọc Trinh diện váy ngắn gợi cảm