Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Cận cảnh 'trăng máu' trong nguyệt thực dài nhất thế kỷ từ trạm quan sát của NASA

Trạm quan sát vũ trụ của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ở Santorini, thành phố Perth (Australia) ghi lại cận cảnh Mặt Trăng chuyển màu đỏ thẫm trong nguyệt thực dài nhất thế kỷ đêm qua.

Video cận cảnh nguyệt thực diễn ra với Mặt Trăng nhuộm sắc đỏ từ trạm quan sát của NASA.

Hàng triệu người yêu thiên văn khắp thế giới, như ở châu Âu, Trung Đông, châu Á, châu Phi, một phần của Úc và Nam Mỹ, đã có một đêm tuyệt vời khi chứng kiến hiện tượng nguyệt thực dài nhất trong vòng 100 năm. Thời gian diễn ra nguyệt thực là từ 00h14 đến 6h28 (dài hơn 5 tiếng) và nguyệt thực toàn phần kéo dài 1 tiếng 43 phút, bắt đầu từ 2h30 và đạt cực đại vào lúc 03h21.

Nguyệt thực toàn phần diễn ra khi Mặt Trăng đi vào vùng tối của Trái Đất và bị che khuất hoàn toàn. Khi đó, màu sắc của Mặt Trăng sẽ dần đổi sang màu đỏ như máu. Cũng vì lẽ đó, nguyệt thực toàn phần còn được gọi là “Mặt Trăng máu”.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Trọng Hiếu

Được quan tâm

Tin mới nhất