Tết Nguyên đán (hay Xuân Tiết) là lễ hội truyền thống quan trọng nhất của người Trung Quốc. Suốt hàng nghìn năm lịch sử, không chỉ dân thường mà 24 đời Hoàng đế cai trị đất nước tại Tử Cấm Thành cũng rất coi trọng ngày lễ đặc biệt này. Vậy, hàng năm các vị Hoàng đế trong Tử Cấm Thành sẽ đón Tết như thế nào.
Theo sử sách ghi lại, giống như những người bình thường, Hoàng đế xưa sẽ mặc trang phục truyền thống và mở yến tiệc đặc biệt trong dịp trọng đại này. Vào đêm giao thừa, Hoang đế sẽ long trọng khoác lên mình long bào màu vàng rực rỡ được dệt bằng lụa vàng, thêu hoa rồng phụng cùng 12 con giáp.
Vào thời nhà Thanh, các vị Hoàng đế cũng đã tổ chức những sự kiện mừng Tết Nguyên Đán hoành tráng và đặc sắc. Nhiều phong tục quen thuộc ở thời kỳ này cũng được gìn giữ và truyền lại cho đến tận ngày nay.
Trong khi đó, việc chuẩn bị và tổng vệ sinh trong cung thường bắt đầu từ Lễ hội Laba (ngày 8 tháng Chạp âm lịch).
Sau đó tất cả mọi người trong cung đều được thay y phục mùa đông mới. Việc treo câu đối và cặp tranh Tết trước cửa cũng được chuẩn bị từ sớm. Việc làm này trong Tử Cấm Thành đòi hỏi số lượng lớn nhân lực bởi quy mô đồ sộ của các cung điện. Những câu đối trong cung đình chủ yếu được viết bởi các thành viên của Học viện Hoàng gia, những người là học giả về thư pháp.
Tuy nhiên, vì có nhiều điều cấm kỵ khi viết câu đối xuân nên họ không thể thể hiện hết tài năng của mình. Khác với các gia đình thường dân, câu đối xuân trong cung đình được viết bằng lụa trắng dùng mực. Sau đó đóng khung và treo lên các cột màu đỏ tươi trong cung điện. Nhờ sắc trắng của vải lụa tương phản với mà đỏ đã tạo nên các tranh treo câu đối mùa xuân rõ ràng hơn.
Vào thời khắc giao thừa, các Hoàng đế nhà Thanh sẽ đi dọc sảnh đường trong Dưỡng Tâm điện, thắp nến ngọc và đổ rượu vào chén vàng, sau đó sẽ nắn nót viết những lời chúc tốt lành cho năm mới. Hoàng đế không viết quá nhiều khi khai bút đầy xuân, thường chủ yếu là những câu chữ cầu mùa màng bội thu, quốc thái dân an. Những bức khai bút Nguyên Đán sau khi vua viết sẽ được cất kín, không cho phép bất cứ ai xâm phạm.
Vào sáng mùng 1 Tết, Thái hậu bắt đầu lễ bái chư phật và tổ tiên, yến tiệc gia đình ở cung Càn Thanh được tổ chức yến tiệc. Đặc biệt, vì Hoàng đế nhà Thanh tin vào Phật giáo nên theo phong tục sau 3 sáng mùng 1 Tết, cung đình sẽ ăn sủi cảo chay. Vào những ngày đầu năm, Hoàng đế muốn tỏ lòng thành với Phật nên ăn sủi cảo chay để tránh sát sinh, đồng thời mong muốn màu trắng thanh khiết của món ăn này có thể đem lại một năm mới an lạc, thái bình, thịnh trị.
Đến cuối nhà Thanh, hoàng đế Quang Tự đã thay đổi địa điểm dùng ngự thiện sang Dưỡng Tâm điện và món bánh bao cũng dần trở nên đa dạng với nhiều loại nhân thịt khác nhau. Từ Hi Thái hậu sẽ mời vợ của các hoàng tử và công chúa đến hoàng cung để cùng nhau làm bánh bao vào đêm giao thừa và cùng ngồi thưởng thức bánh bao vào sáng sớm ngày đầu năm mới.
Theo ghi chép của Thanh sử ký, sáng mùng 1, các quan đại thần cũng tề tựu đông đủ tại Quảng trường của Hòa Thượng Điện để chúc Tết Hoàng đế. Sau nghi thức đón năm mới, Hoàng đế sẽ tặng những chiếc hồng bao (túi gấm) bên trong có chứa vàng, thỏi bạc, hoặc tiền đồng,..) cho quan đại thần, cung nữ, thái giám,...
Sau các nghi lễ chúc mừng năm mới, dâng hương cúng lễ các vị thần và tổ tiên, một loạt hoạt động đón năm mới sẽ được cung đình tổ chức như ca múa nhạc, đốt phó hoa, lễ hội đèn lồng,...
Xem thêm: Đòi lại tiền lì xì không được, con trai khiến cha hầu tòa