Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Các nước trên thế giới phạt đèn vàng như thế nào?

Hầu hết những nước có giao thông phát triển đều quy định đèn vàng phải dừng lại, trừ trường hợp không thể dừng một cách an toàn.

Đèn vàng là đèn chuyển tiếp từ xanh sang đỏ, tức từ trạng thái di chuyển sang trạng thái đứng yên nhằm dành thời gian cho các phương tiện chuẩn bị, tránh xung đột giao thông và gây tai nạn bất ngờ. Do đó ở hầu hết các nước phát triển, luật giao thông về đèn tín hiệu được quy định rõ ràng.

Ở Australia, các bang đều có quy định tương tự nhau về đèn vàng. Ví như Queensland, trang web của chính quyền bang này giải thích rõ ràng về điều kiện di chuyển cho các phương tiện khi đèn chuyển xanh - vàng - đỏ. Theo đó, điểm quan trọng nhất mà tài xế cần hiểu là “đèn vàng không phải điểm cuối của đèn xanh, mà là điểm bắt đầu của đèn đỏ”.

Vì là điểm bắt đầu của đèn đỏ, nên đương nhiên tài xế khi nhìn thấy đèn vàng phải chủ động dừng lại. Tuy nhiên, vì tính chất đặc biệt của khoảng thời gian chuyển tiếp xanh-đỏ mà có ngoại lệ. Đó là nếu cảm thấy dừng xe mất an toàn cho các phương tiện phía sau, thì tài xế được quyền chạy tiếp qua đèn vàng.

Trường hợp “mất an toàn” được lấy ví dụ cho một trường hợp cụ thể là chạy tới quá gần vạch dừng xe thì bất ngờ đèn chuyển xanh sang vàng, áp dụng cho cả trường hợp chạy thẳng hoặc chuyển hướng tại nơi giao nhau.

Mức phạt cho tài xế không dừng xe khi thấy đèn vàng là khoảng 330 USD, cũng là số tiền tài xế phải nộp nếu không dừng xe khi đèn đỏ, theo số liệu đầu 2016 của Roads&Maritime, cơ quan được chính phủ Australia ủy quyền xây dựng hệ thống luật giao thông, cấp bằng lái.

Tại Mỹ cũng có cách quy định tương tự. Tại California đèn vàng được giải thích gọn gàng là “đèn khi chuyển từ xanh sang vàng tức muốn nói hãy cẩn thận, sắp có đèn đỏ. Lúc này, hãy dừng lại nếu an toàn. Nếu không thể dừng an toàn, hãy vượt qua nơi giao nhau một cách cẩn trọng”.
Những chuyên trang về giao thông của nước này cũng giải thích, đèn vàng có nghĩa là “Hãy cẩn thận”, chứ không có nghĩa là “Hãy nhanh lên”, vì thế hành động cố tình đạp ga lút sàn để vượt qua đèn vàng hoàn toàn có thể nhận vé phạt từ cảnh sát giao thông.

14

Hầu hết các nước phát triển đều có quy định về đèn vàng giống Việt Nam.

Tại Nhật và nhiều nước châu Âu cũng có quy định giống Australia và Mỹ, đèn vàng phải dừng, nhưng nếu dừng mất an toàn thì được đi. Thậm chí ở Đức còn có đèn vàng ở giữa thời điểm chuyển từ đỏ sang xanh. Đất nước này có hệ thống giao thông cho xe hơi phát triển, vì thế đèn vàng để tài xế chuẩn bị sẵn sàng tư thế di chuyển tiếp, nhất là cho xe số sàn có thời gian chuẩn bị côn, số.

Như vậy luật pháp hầu hết các nước có nền công nghiệp ôtô và hệ thống giao thông phát triển có cách quy định về đèn vàng giống với Việt Nam. Điểm quan trọng nhất tài xế cần nhớ, là sẵn sàng dừng xe khi thấy đèn vàng cũng như đèn đỏ, chỉ trừ những trường hợp đã tới sát vạch hoặc vừa qua vạch dừng thì nên đi tiếp, dừng lại sẽ nguy hiểm.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo VnExpress

Được quan tâm

Tin mới nhất
Hé lộ điều đặc biệt về không gian hẹn hò của Michael Trương ở Đảo Thiên Đường