Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Bí kíp 'thần thánh' giúp sống sót trong các thảm họa hàng không

Khi lên máy bay hãy đếm số dãy ghế đến cửa thoát hiểm gần nhất. Nếu xảy ra sự cố, ngồi tư thế an toàn gập người sát đầu gối, di chuyển nhanh, đừng xô lấn... sẽ giúp bạn sống sót khỏi tai nạn máy bay.

Tuần qua, một chiếc Boeing 747 của hãng hàng không Mahan Air bay từ Tehran đến Iran đã bị buộc phải hạ cánh khẩn cấp do một động cơ rơi khỏi máy bay sau khi mới cất cánh được 2 phút. Đây chỉ là một trong nhiều tình huống hạ cánh khẩn cấp hay rơi máy bay được báo chí liên tục đưa tin gần đây, làm dấy lên nỗi lo lắng cho tất cả hành khách về mức độ an toàn của các chuyến bay.

Đội bay xử lý tình huống khẩn cấp như thế nào?

Các phi công là những người đầu tiên phát hiện nếu có tình trạng khẩn cấp và tùy từng mức độ để đưa ra phương án xử lý tương ứng. Thuật ngữ ký hiệu các phi công sử dụng để thông báo mức độ khẩn cấp cũng dễ nhận biết. “Pan-Pan” có nghĩa là máy bay trong tình trạng “cấp cứu” cần hỗ trợ. “Mayday” là ám hiệu chỉ mức độ “nghiêm trọng”, phải hành động ngay lập tức.

Cùng lúc đó, phi công sẽ nhập mã code khẩn cấp 7700 vào hệ thống truyền dữ liệu radio về phòng kiểm soát không lưu. Khi nhận được báo cáo, bộ phận mặt đất sẽ điều chỉnh hướng cho các máy bay khác tránh khỏi đường bay của máy bay gặp nạn. Phi công sẽ tập trung hạ cánh an toàn trong khi tổ bay sẽ chuẩn bị cho các hành khách sơ tán khỏi máy bay.

Phi công là người nhận biết sự cố đầu tiên xảy ra. Ám hiệu "Pan-Pan" có nghĩa trường hợp cấp cứu cần trợ giúp. "Mayday" là tình huống nghiêm trọng cần xử lý ngay lập tức.

Phi công là người nhận biết sự cố đầu tiên xảy ra. Ám hiệu “Pan-Pan” có nghĩa trường hợp cấp cứu cần trợ giúp. “Mayday” là tình huống nghiêm trọng cần xử lý ngay lập tức.

Kinh nghiệm sống sót cho hành khách

Tuy nhiên, không nên chỉ chờ đợi đội bay giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp, hành khách cũng có thể tự trang bị cho mình những bí kíp để đảm bảo cơ hội sống sót như sau:

    Trang phục gọn nhẹ

Khi đi máy bay, tốt nhất là mặc quần dài, áo tay dài và giày ôm kín chân. Trường hợp trong vùng không khí lạnh, hãy chuẩn bị sẵn một chiếc áo khoác giữ ấm. Áo len cách nhiệt, không dẫn cháy kể cả khi ướt là lựa chọn tốt nhất. Những đôi dép lào, xăng đan hay giày cao gót, quần áo vướng víu sẽ khiến bạn gặp khó khăn khi di chuyển nếu có sự cố xảy ra. Không nên tháo giày cho đến khi máy bay cất cánh thành công và trước khi bắt đầu hạ cánh.

    Vị trí an toàn nhất

Tùy vào từng trường hợp máy bay gặp sự cố ở phía trước hay phần đuôi mà ảnh hưởng đến khả năng sống sót của hành khách ở những vị trí tương ứng. Tuy nhiên, theo tạp chí Popular Mechanics xuất bản năm 2007, một nghiên cứu các dữ liệu về vị trí ghế ngồi có khả năng sống sót sau tất cả các vụ tai nạn từ năm 1971 đến nay cho thấy, nếu ngồi ở hàng ghế phía đuôi máy bay (khoang động cơ), cơ hội sống sót là 69%, và tỉ lệ này chỉ có 49% đối với ghế hạng thương gia.

Khu vực ghế ngồi an toàn nhất theo nghiên cứu là từ giữa máy bay đên phía đuôi.

Khu vực ghế ngồi an toàn nhất theo nghiên cứu là từ giữa máy bay đên phía đuôi.

    Bình tĩnh và nắm chắc kế hoạch thoát hiểm

Cho dù bạn có bay thường xuyên, đừng bỏ qua bảng hướng dẫn an toàn và chú ý các thông báo của các tiếp viên, bởi trong trường hợp khẩn cấp bạn có thể hoảng sợ mà quên ngay những hướng dẫn tưởng chừng đơn giản dễ nhớ. Đặc biệt trong tình huống thiếu o-xy, hành khách chỉ có 15-20 giây để đeo mặt nạ dưỡng khí trước khi não rơi vào tình trạng mất tỉnh táo và quên hết mọi việc. Trong 30-45 giây tiếp theo, bạn có thể bị bất tỉnh. Do vậy phải hành động thật nhanh.

Nhiều hành khách thường quên cách tháo dây an toàn khi rơi vào tình trạng hoảng loạn và có xu hướng cố gắng mở dây giống như trong xe ô-tô.

Nhiều hành khách thường quên cách tháo dây an toàn khi rơi vào tình trạng hoảng loạn và có xu hướng cố gắng mở dây giống như trong xe ô-tô.

Tốt nhất hãy quan sát đường thoát hiểm ngay khi lên máy bay. Theo chuyên gia an toàn hàng không Ed Galea từ trường Đại học Greenwich, hãy đếm số dãy ghế từ ghế ngồi của bạn đến cửa thoát hiểm gần nhất. Theo đó, trong trường hợp máy bay bị ngắt điện hay có khói lửa gây cản trở tầm nhìn, bạn có thể cảm nhận khoảng cách bao nhiêu hàng ghế để chạy đến đúng lối thoát hiểm.

Nếu không ngồi gần cửa thoát hiểm, ngay khi lên máy bay, hãy quan sât và đếm số dãy ghế từ vị trí của mình đến cửa thoát hiểm gần nhất. Như vậy trong tình huống xấu xảy ra như đèn tắt hay khói mù, bạn vẫn có thể cảm nhận và xác định phương hướng để tìm lối thoát thân.

Nếu không ngồi gần cửa thoát hiểm, ngay khi lên máy bay, hãy đếm số dãy ghế từ vị trí của mình đến cửa thoát hiểm gần nhất. Như vậy trong tình huống xấu như đèn tắt hay khói mù, bạn vẫn có thể cảm nhận và xác định phương hướng để tìm lối thoát thân.

Điều quan trọng là bạn phải có mặt tại cửa thoát hiểm gần nhất. Nếu được xếp chỗ ở ngay vị trí thoát hiểm, hãy đảm bảo bạn đủ sức khỏe để mở và ném cánh cửa nếu tình huống khẩn cấp xảy ra, vì một cánh cửa thoát hiểm nặng đến hơn 18 kg!

    Tư thế ngồi an toàn

Trong mọi trường hợp, hãy ghi nhớ 3 nguyên tắc cho tư thế ngồi đảm bảo mạng sống của bạn như sau: cúi gập phần thân trên càng thấp càng tốt, cố gắng ngồi cố định không đổ nhào về phía trước hay va đập vào các vật thể trong máy bay, và bảo vệ phần chân và mắt cá chân để có thể chạy nhanh nhất có thể khi rời khỏi máy bay.

Tư thế an toàn là ngồi cúi gập đầu ôm chân hoặc bám tay và gục đầu sát vào thành sau của ghế trước.

Tư thế an toàn là ngồi cúi gập đầu ôm chân hoặc bám tay và gục đầu sát vào thành sau của ghế trước.

Ngồi gập người sát đầu gối sẽ tốt hơn, nhưng trong trường hợp khoang ghế không đủ rộng, hãy bám tay và gục đầu sát vào thành sau của ghế trước, đặt bàn chân sát sàn, đặt hành lý xách tay sát lưng ghế phía trước để tạo thành một cái đệm giảm va đập chân với ghế. Có thể dùng gối, áo khoác hay vật mềm để kê đầu, lưng và đảm bảo rằng trong người không có vật nhọn gây sát thương.

    Dùng khăn ướt tránh hít phải khói bụi

Khi máy bay bị nạn, phần lớn nạn nhân tử vong là do hít phải khói bụi. Trong trường hợp thấy đám khói, ngay lập tức dùng khăn, vải hoặc ngay cả miếng đệm gối đầu nhúng nước để che kín mũi và miệng.

    Không chen lấn xô đẩy

Đừng bò trườn trên sàn để hy vọng tránh lớp khói, hãy quan sát xem các chướng ngại vật và mọi người xung quanh để tìm đường đi khả thi nhất. Cúi thấp người, đừng xô đẩy hay chen lấn người khác vì như vậy có thể làm chậm quá trình di chuyển của tất cả mọi người chung hoàn cảnh.

Hãy giữ đầu óc tỉnh táo tại thời điểm cất cánh hay hạ cánh và sẵn sàng phản ứng khi xảy ra sự cố: dùng khăn ướt che mũi miệng tránh hít phải khói gây ngạt thở, không chen lấn xô đẩy, không cố ôm theo tài sản tư trang, di chuyển nhanh đến lối thoát hiểm trong "khung thời gian vàng" 90-120 giây.

Hãy giữ đầu óc tỉnh táo tại thời điểm cất cánh hay hạ cánh và sẵn sàng phản ứng khi xảy ra sự cố: dùng khăn ướt che mũi miệng tránh hít phải khói gây ngạt thở, không chen lấn xô đẩy, không cố ôm theo tư trang, di chuyển nhanh đến lối thoát hiểm trong “khung thời gian vàng” 90-120 giây.

    Ghi nhớ “Thời gian là vàng”

Khi xảy ra tình huống khẩn cấp thực tế, hành khách chỉ có khoảng 90-120 giây để tự thoát thân. Trong trường hợp có đám cháy, thời gian sơ tán còn ít hơn do khói làm cay mắt hoặc thậm chí gây ngộ độc cho nhiều người.

Ngoài ra, đừng phí thời gian cố gắng ôm theo tài sản tư trang mà gây cản trở đường thoát thân cho chính mình và người khác. Hơn nữa nếu sơ tán bằng thang trượt thoát hiểm thì bạn không bao giờ nên đem theo túi xách hay bất kỳ vật nhọn nào.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc