Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

5 hình tượng độc đáo của con khỉ trong văn hóa Á châu

Năm mới sắp tới là năm Bính Thân. Vì thế, chúng ta hãy cùng bàn nhanh về hình tượng chú khỉ đối với môt số quốc gia châu Á có những nét văn hóa tương đồng với Việt Nam nhé!

1. Hình tượng trong 12 hai con giáp

khi8

12 con giáp trong văn hóa Á Đông.

Từ rất lâu rồi, người châu Á đã sử dụng hình tượng, tính cách những con vật để liên kết, giải thích cho những hiện tượng trong cuộc sống thường ngày của mình. Trong đó, khỉ (Thân) đứng thứ 9 trong số 12 con giáp - hệ thống đánh số theo chu kỳ của Âm lịch. Ngày nay, những quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản. Hàn Quốc, Triều Tiên… vẫn sử dụng hoặc chịu ảnh hưởng lớn từ lịch Âm. Ngoài ra, “Thân” còn được dùng để đặt tên cho giờ, ngày, tháng, năm.

2. Hình tượng của sự nhanh nhẹn, tài trí và nghịch ngợm

khi9

Khỉ là một trong những động vật có xương sống, có 5 ngón trên mỗi bàn tay bàn chân, chúng có thể đứng hoặc đi bằng hai chân sau, nuôi dưỡng con khá giống người, dùng tay để cầm nắm, sử dụng dụng cụ, đu từ cành này sang cành khác, có trí nhớ khá tốt. Trong số rất nhiều loài khỉ còn tồn tại đến bây giờ, có nhiều loại khỉ rất thông minh (thông minh hơn nhiều loài vật khác) và nhanh nhẹn (di chuyển nhanh thoăn thoắt).

khi10

Chính vì thế nên người châu Á mới cho rằng khỉ là hình tượng của sự thông minh, láu lỉnh, tinh nghịch và hoạt bát.

Như ở Việt Nam, chúng ta thường nghe mọi người nói: “Nhanh như khỉ” để miêu tả một người nhanh trí hoặc nhanh nhẹn. Còn tại Trung Quốc, khi người ta nói con của một ai đó giống con khỉ, thì điều đó có nghĩa họ đang khen ngợi đứa trẻ đó.

3. Hình tượng của các vị thần thánh

khi11

Tề Thiên Đại Thánh siêu phàm trong Tây du ký.

Một trong những sự sáng tạo nổi tiếng nhất của văn học Trung Quốc chính là Tôn Ngộ Không trong tiểu thuyết Tây du ký. Tôn Ngộ Không là nhân vật giả tưởng được ngưỡng mộ nhất trong loài khỉ. Tôn hành giả không những là một con khỉ mà còn là một pháp sư, nhà sư, chiến binh và một vị thánh. Theo Tây du ký, Tôn Ngộ Không biết cưỡi mây, có đủ 72 phép thần thông biến hóa, là học trò đắc lực đưa Đường Tăng lặn lội sang Tây Thiên thỉnh Kinh. Nhân vật Tôn Ngộ Không cũng rất gắn bó với các thế hệ người Việt qua những trang truyện và qua màn ảnh nhỏ.

khi12

Thần khỉ Hanuman.

Ngoài ra, một con khỉ khác cũng đóng vai trò rất quan trọng trong nền văn hóa Ấn Độ. Hanuman là thần khỉ huyền thoại của nước Ấn. Hình Hanuman xuất hiện trong khắp các ngôi đền tại đất nước này.

4. Hình tượng trong võ thuật, nghệ thuật múa

khi13

Trẻ con Trung Quốc đang học võ khỉ.

Con người từ xưa đã dành nhiều thời gian ngắm nhìn hoạt động, thần thái của các loài vật bao gồm cả khỉ. Từ sự quan sát của mình, con người đã sáng tạo ra “hầu quyền” sử dụng những động tác của loài khỉ để phòng thủ hoặc tấn công trong võ thuật, “hầu vũ” bắt chước những thần khí, sự nhanh nhẹnh thanh thoát của cơ thể con khỉ trong nghệ thuật múa.

hi14

Một diễn viên múa hóa thân vào con khỉ.

5. Hình tượng trong ngôn ngữ Việt Nam

Hẳn tất cả chúng ta đều đã từng nghe mọi người sử dụng hình ảnh con khỉ trong ngôn ngữ sinh hoạt đời thường. 

khi3

Thành ngữ “làm trò khỉ” dùng để chế giễu những người hay làm trò, tinh nghịch, trêu chọc người khác.

khi5

Người Việt cũng sử dụng “Mặt nhăn như khỉ!” để nói những người nhăn nhó, cáu kỉnh.

khi6

“Khỉ khô” chỉ một việc không thành, không ra cái gì.

khi7

Dân ta cũng thường mắng những người không nghiêm túc, không đứng đắn, nghịch ngợm là đồ “khỉ gió”.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất