1. Nguồn gốc của Mặt trăng
Quả thực câu hỏi Mặt trăng từ đâu mà đến đều khiến cho những người nghiên cứu về thiên văn và chiêm tinh đều đau đầu trong nhiều thế kỷ, mặc dù dường như hành tinh đá rất có thể được sinh ra từ một vụ va chạm không gian vô cùng lớn.
Hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng một vật thể có kích thước tương đương với sao Hỏa đã rơi xuống Trái đất khoảng 4,5 tỷ năm trước, các mảnh vỡ sau vụ nổ tung bay khắp nơi. Còn những mảnh vụn sót lại, bị thổi vào quỹ đạo Trái đất, cuối cùng kết hợp thành một vật thể duy nhất. Thế nhưng để thổi đủ mảnh vụn tạo thành Mặt trăng, vụ va chạm sẽ phải đủ lớn để đẩy Trái đất ra khỏi quỹ đạo.
Theo giáo sư Christopher Palma, nhà vật lý thiên văn tại bang Pennsylvania: “Ngay cả khi chúng ta nghĩ rằng mình đã có những lí giải hợp lí nhất về Mặt trăng, chúng ta vẫn đang tiếp tục điều tra thêm”.
“Vụ va chạm phải đủ mạnh để ném một lượng lớn vật chất lên quỹ đạo quanh Trái đất, nhưng không mạnh đến mức phá hủy được Trái đất”.
Vậy nên câu hỏi chính xác thì cái gì đã đâm vào Trái đất, và với một lực mạnh đến mức nào, chúng ta vẫn chưa thể trả lời chính xác tuyệt đối được.
2. Nước đã biến mất khỏi Mặt trăng như thế nào?
Nasa lần đầu tiên tìm thấy nước trên Mặt trăng vào năm 2009 dưới dạng băng bị mắc kẹt dưới bề mặt của hành tinh này. Nhưng các nhà khoa học vẫn không thể giải thích chính xác được tại sao nó lại ở đó.
Có nhiều người tin từng có một thời kỳ Trái đất và Mặt trăng bị bắn phá bởi các tiểu hành tinh và sao chổi. Một vài vật thể này có thể đã đưa nước lên bề mặt Mặt trăng và có thể đó chính là lí do các đại dương xuất hiện trên Trái đất.
Nhưng gần đây, một nghiên cứu từ mẫu đá mặt trăng lấy về từ tàu Apollo 15 và 17 thuộc nhiệm vụ thăm dò và nghiên cứu những năm 1970 đã đưa ra giả thuyết mới.
Thành phần cấu tạo nên đá cho thấy nước chôn sâu trong lòng Mặt trăng đã được mang lên bề mặt bởi các vụ phun trào núi lửa. Điều này đồng nghĩa với việc các hành tinh đá có chứa nước đã xuất hiện ở đó từ lâu, và khó có thể giải thích bằng lí do va chạm không gian.
3. Bẫy lạnh
Trên Mặt trăng không hề tồn tại bầu khí quyển, nên chẳng có vùng lá chắn đệm nào giúp chống lại các tia bức xạ tử thần từ Mặt trời. Như một hệ quả, nhiệt độ bề mặt ở nơi này lên đến 127 độ C vào ban ngày và giảm xuống -173 độ C vào ban đêm.
Vì thế bất cứ thứ gì tiếp xúc trực tiếp với mặt trời sẽ bị nướng chín dưới mức nhiệt như thế, còn những nơi nào bị che khuất vĩnh viễn khỏi “hành tinh lửa” sẽ mãi chìm trong băng giá.
Những phần tối này gọi là “bẫy lạnh”, xuất hiện ở phía xa của Mặt trăng - phần liên tục quay mặt khỏi Trái đất, có nghĩa là nó được giấu khỏi các kính viễn vọng của Trái đất.
Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể biết đằng sau khu vực bị đóng băng này ẩn chứa những gì, nhưng rất có thể chúng chứa nước đóng băng cùng những chứng cứ về thiên niên kỷ đầu của mặt trăng.
Tàu thăm dò Chang'e 4 của Trung Quốc, hạ cánh xuống phần tối của Mặt trăng vào sáng 3/1/2019, tới đây sẽ khám phá thành phần hóa học của một cái bẫy lạnh gọi là miệng hố va chạm Von Kármán. Rất có thể sau dự án này, con người sẽ hiểu hơn về hành tinh hàng xóm của mình.
4. Mặt trăng có xuất hiện sự sống ngoài hành tinh?
Một trong những câu hỏi lớn nhất mà các nhà khoa học nghiên cứu Mặt trăng phải đối mặt là liệu nó có xuất hiện sự sống ngoài hành tinh hay không.
Gạt âm mưu về những người đàn ông nhỏ bé màu xanh lá cây sang một bên, một số nhà khoa học tin rằng nước được lưu trữ dưới bề mặt có thể chứa vi khuẩn cổ đại.
Tiến sĩ Palma cho biết: “Một ý tưởng về nguồn gốc sự sống là chính những sao chổi đã góp phần tạo ra những khối băng trên Mặt trăng”.
“Có thể còn sót lại dấu vết của những thứ như thế bên trong băng của Mặt trăng”.
Các nhà khoa học sẽ không biết chắc chắn tới khi họ gửi tàu thăm dò hoặc con người lên bề mặt hành tinh đá với một chiếc mũi khoan siêu khủng.