Đã 18 năm qua đi kể từ ngày xảy ra thảm kịch kinh hoàng ngày 11/9 khiến nước Mỹ chìm trong tang tóc, song nỗi đau của những người ở lại vẫn mãi còn.
18 năm trước, cũng chính ngày 11/9, cả thế giới đớn đau hay tin dữ nước Mỹ bị tấn công, khiến hàng nghìn người dân vô tội phải bỏ mạng vì tội ác của bọn khủng bố máu lạnh ghê người. Nỗi đau mà chúng đã cưỡng ép ghi khắc trong lòng những người còn sống và người thân, bạn bè của các nạn nhân thiệt mạng vẫn ám ảnh họ từng ngày.
Ngày 11/9/2001, Tổng thống George W. Bush sững sờ khi nghe Tham mưu trưởng Andrew Card báo tin có không tặc khủng bố bầu trời nước Mỹ.
Tổng cộng 2.977 người đã thiệt mạng tại thành phố New York, Washington, DC và bên ngoài khu Shanksville, Pennsylvania vì vụ khủng bố kinh hoàng.
Kẻ cầm đầu vụ tấn công là thủ lĩnh al Qaeda - Osama bin Laden.
19 tên khủng bố đã tấn công 4 máy bay dân dụng đang chở khách từ đông bắc nước Mỹ tới California.
Hai chiếc máy bay trong số đó đã đâm vào tòa tháp phía bắc và nam của khu phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới tại Thành phố New York, khiến 2.753 người thiệt mạng.
Gần Shanksville, Pennsylvania, 40 hành khách và thành viên phi hành đoàn trên chuyến bay số hiệu 93 của United Airlines đã tử nạn khi cố khống chế tên cướp, khiến máy bay rơi xuống một cánh đồng.
Trong số những nạn nhân tử vong, có 343 người là lính cứu hỏa ở New York, 23 người là cảnh sát thành phố và 37 người là sĩ quan tại Cảng vụ.
Hình ảnh một người đàn ông nhảy khỏi tòa tháp phía Bắc được cho là một trong những khoảnh khắc ám ảnh nhất của thảm kịch. Những nạn nhân chết oan trong vụ khủng bố có độ tuổi trải dài từ 2 đến 85, khoảng 75-80% trong số đó là nam giới.
Marcy Borders, một trong những người may mắn thoát khỏi Trung tâm Thương mại Thế giới, bị bụi trắng bao phủ khi tòa nhà sập. Tại Lầu năm góc ở Washington, 184 người đã thiệt mạng vì máy bay 77 của American Airlines đâm vào tòa nhà.
Ngoài ra, còn khoảng gần 10.000 người bị thương hoặc ảnh hưởng sức khoẻ nghiêm trọng sau chuỗi sự kiện kinh hoàng này. Tính đến tháng 7/2019, 1.644 (khoảng 60%) trong số 2.753 phần thi thể của các nạn nhân đã được nhận dạng.
Ngày 13/12/2001, chính phủ Mỹ công bố đoạn băng chứng minh trùm khủng bố Osama bin Laden đã nhận trách nhiệm trong các vụ tấn công.
Ngày 18/12/2001, Quốc hội Mỹ đã thông qua đề xuất chọn ngày 11/9 là “Ngày Yêu nước” trong mỗi dịp lễ tưởng niệm.
Với số tiền 500 nghìn USD để lập kế hoạch và thực hiện vụ tấn công, bọn khủng bố đã gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Mỹ, với con số tổn thất lên đến 246 tỷ USD.
Chỉ trong 1 giờ 42 phút, cả hai tòa tháp cao 110 tầng sụp đổ hoàn toàn, nhiều người khóc nghẹn trước thảm cảnh nghiệt ngã. Từ tháng 12/2001, quỹ bồi thường đã hoạt động để bù đắp mất mát cho gia đình các nạn nhân.
Chính phủ đã kết hợp 22 cơ quan ban ngành với nhau để thành lập Phòng An ninh nội địa nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến vụ tấn công.
Cơ quan này đã tiến hành kiểm tra các bến cảng lớn ở châu Âu, châu Á, các nước Hồi giáo và những vị trí quan trọng để tránh kẻ gian lợi dụng cơ hội tuồn vũ khí nguy hiểm vào đất nước. Vụ tấn công ngày 11/9 đã mở đầu cho cuộc chiến chống khủng bố trên phạm vị toàn cầu của Mỹ, tiêu tốn hàng nghìn tỷ USD.
Trao đổi với sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện (Truyền thông) tại chuỗi workshop “Knock Knock, this is Virtual Frame!”, ông François Serre - Nhà sáng lập Prenez Du Relief đã chia sẻ những thông tin giá trị về việc ứng dụng các xu hướng công nghệ mới trong hoạt động sáng tạo.