Sau ốc bươu vàng, lại đến lượt tôm hùm đất hoành hành

Bảo Trân (Tổng hợp)
Chia sẻ

Trước thông tin tôm hùm đất Trung Quốc ồ ạt tràn sang Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã gửi công văn hỏa tốc yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát loài sinh vật này.

Tôm hùm đất, tôm hùm baby, crawfish… tất cả những tên gọi chỉ một loại tôm nước ngọt có càng, nguồn gốc từ châu Mỹ, và xuất hiện ở một số châu lục khác, loại tôm này có càng màu đỏ, không sống dưới nước mà trên cạn. Là loài động vật giáp xác nước ngọt giống như tôm hùm càng nhỏ, tôm hùm đất có hơn 500 loài khác nhau, loài lớn nhất chỉ bằng ngón tay, nhưng cũng có loài dài gần 1 mét, nặng đến 5 kg. Loại dùng để chế biến đồ ăn thường nhỏ, chiều dài dưới 10cm.

Tôm hùm đất sốt cajun. Ảnh: Internet

Ở Việt Nam, tôm hùm đất được biết đến với các món như tôm hùm đất sốt cajun, sốt tiêu,.. Đặc biệt là món tôm hùm đất sốt cajun, điều làm nên sức cuốn hút cho món ăn này chính là hương vị đặc trưng, phần thịt của tôm hùm đất rất bùi, ngọt, nhiều đạm cùng với hương bắp thơm lừng.

Tôm hùm đất khi chín có màu đỏ bắt mắt. Ảnh: Internet

Hợp khẩu vị người Việt và được nhiều người ưa chuộng thế nhưng mới đây, thông tin cấm nhập khẩu tôm hùm đất vào Việt Nam khiến nhiều người bất ngờ.

Vì sao cấm tôm hùm đất ở Việt Nam?

Trước thông tin tôm hùm đất Trung Quốc ồ ạt tràn sang Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã gửi công văn hỏa tốc yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát loài sinh vật này.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, loài tôm hùm đất không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam và được xác định là loài ngoại lai xâm hại. Việc kinh doanh, tiêu thụ loài này là vi phạm quy định pháp luật về đa dạng sinh học và thủy sản, theo VTC News.

Tôm hùm đất. Ảnh: Internet

Cũng theo nguồn tin trên, nhằm bảo vệ môi trường và tránh tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm.

Zing dẫn lời ông Nguyễn Quang Huy, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, cho hay nguyên nhân tôm hùm đất hay còn gọi là tôm càng đỏ bị cấm tại Việt Nam là chúng không có giá trị kinh tế cao, thậm chí có thể phá hoại mùa màng nếu quản lý không tốt.

Theo đó, tôm hùm đất ăn tạp, đôi khi có thể ăn thịt lẫn nhau khi thiếu thức ăn. Loài này đào hang sâu tới 2m, phá hủy kênh mương thủy lợi và đã được Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) xếp vào trong 100 loài nguy hiểm nhất trên thế giới. Ngoài ra, tôm hùm đất được ghi nhận là tác nhân gây bệnh bao gồm: virút, vi khuẩn, sinh vật đơn bào, nấm, ký sinh trùng đơn bào và đa bào.

Cơn ác mộng trong nông nghiệp của người Việt

Không chỉ có tôm hùm đỏ được xem là động vật ngoại lai cần được cấm, cùng điểm mặt một số nỗi ám ảnh của nền nông nghiệp Việt Nam:

Ốc bươu là loài được nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc, là một loài ốc nước ngọt phàm ăn với khả năng sinh sản rất nhanh và thức ăn chủ yếu là lá lúa nên đã gây nên đại dịch phá hoại lúa ở nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và đang phát triển dần ra các tỉnh miền Trung, miền Bắc. Ðến nay, ốc bươu vàng vẫn là nỗi ám ảnh trong hệ sinh thái đồng ruộng, ao hồ của một số tỉnh phía Nam.

Ốc bươu vàng từng là nỗi ám ảnh của nông dân Việt. Ảnh: Internet

Sâu róm: Sâu róm tàn phá rừng thông. Gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cây trồng và dịch bệnh cho con người.

Bọ xít là một họ côn trùng thuộc bộ cánh nửa. Trong họ này có nhiều loài được coi là có hại đối với nông nghiệp khi phá hoại cây trồng.

Rệp vừng, rầy hay rệp lá đều là các loại côn trùng thân mềm rất nhỏ. Chúng thường có màu xanh lá cây, đen, trắng hoặc nâu, dài khoảng 0,3cm.

Những loại côn trùng này mới sinh sôi sẽ bò ở phía mặt dưới của lá. Tuy nhiên chúng phát triển khá nhanh và có thể sinh thêm cánh để bay từ cây này sang cây khác. Chúng phá hủy cây trồng bằng cách hút nhựa từ lá và có thể lây lan bệnh rất nhanh.

Theo VTC News, loài ngoại lai xâm hại là những động vật, thực vật được du nhập từ một nơi khác vào vùng bản địa và nhanh chóng sinh sôi, nảy nở một cách khó kiểm soát, trở thành một mối đe dọa nghiêm trọng đến hệ động thực vật bản địa.

Chia sẻ

Bài viết

Bảo Trân (Tổng hợp)

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất