Với nhu cầu đời sống phát triển mạnh, có thể thể thấy thời đại ngày nay là thời đại tiêu dùng. Thậm chí là thời đại tiêu dùng trước.
Nghiên cứu về thói quen tiêu dùng ở thời hiện đại, chuyên gia phát hiện có 4 loại hàng hóa người giàu rất ít mua nhưng người nghèo lại rất hứng thú, kể cả chấp nhận vay nợ để mua.
1. Hàng xa xỉ
Xét từ góc độ tâm lý xã hội, khi mua hàng xa xỉ, người ta thường có hai tâm lý. Đầu tiên là thể hiện danh tính của người mua trước mặt mọi người. Người ta thường nghĩ người giàu chẳng ngại vung tiền mua những thứ xa xỉ để thể hiện địa vị, nhưng đa số người giàu lại không ham sắm đồ xa xỉ. Bởi họ hiểu bản thân muốn gì.
Trong khi người nghèo lại bị choáng ngợp bởi những ham muốn tô vẽ lên người sự giàu.
Điều thứ 2, mục đích của người nghèo khi mua đồ xa xỉ còn nhằm ngụy trang cho bản thân. Một số người cho rằng nếu không phô ra vẻ hào nhoáng, giàu có thì giá trị bản thân sẽ bị coi thường.
Nhưng thực tế, dù đắp lên người hàng xa xỉ, bản chất thật của họ vẫn bộc lộ. Cách làm này chỉ càng phơi bày mặc cảm bên trong họ.
3. Quần áo, giày dép và phụ kiện
Trên TV và trong các bộ phim truyền hình thường có hình ảnh của những thế hệ giàu có thường khoe khoang sự giàu có của họ. Phòng chứa đồ của họ thậm chí còn lớn hơn phòng ngủ của nhiều người.
Nhưng đó chỉ là trên phim. Thực tế người giàu thực sự sẽ không quan tâm quá nhiều đến cách ăn mặc như những gì phim ảnh miêu tả.
Mặt khác, người nghèo nghĩ rằng bằng cách ăn mặc đẹp, họ sẽ cảm thấy tốt hơn, tự tin hơn và được mọi người quan tâm hơn. Trong mắt người giàu, hành vi này tốn thời gian và sức lực. Steve Jobs, người đồng sáng lập Apple luôn chỉ mặc áo phông đen, quần jean và giày thể thao. Ông hầu như không mua các loại quần áo khác. Theo vị tỷ phú này, ông không muốn lãng phí thời gian vào những việc không liên quan.
Đây chính là điểm khác biệt trong tư duy của người giàu. Hầu hết người nghèo đều chú ý vẻ bề ngoài. Còn thứ mà người giàu thực sự quan tâm là một loại triết lý sống, nhờ vậy họ thành công hơn.
3. Sản phẩm giảm giá
Mua sắm truyền thống đang trở nên thoái trào mà thay vào đó là thời đại của mua sắm trực tuyến. Ai cũng có thể tham gia bán hàng. Kết quả là việc bán hàng tràn lan sẽ khuyến khích mọi người mua sắm khắp mọi nơi.
Vì sao thương mại điện tử có thể chiếm vị trí thống lĩnh trong xã hội ngày nay? Ngoài dịch vụ hậu mãi và sự tiện lợi, còn có giá thấp.
Trong mua bán bình thường, có hàng trăm sản phẩm chăm sóc da, nhưng trên nền tảng phát sóng trực tiếp, chúng lại được tặng từng cái với số lượng lớn.
Trên thực tế, chỉ có một số người nghèo mới có thể bị cám dỗ bởi những điều đó. Còn người giàu có, họ không quan tâm đến lợi ích nhỏ như vậy. Người giàu thích có thời gian và năng lượng để dành cho công việc, thay vì dành thời gian cho các chương trình phát sóng trực tiếp, tốt hơn là nên làm những việc khác.
Còn một số người nghèo, vì không có tiền nên dĩ nhiên họ hi vọng mua được thứ mình cần với giá rẻ nhất. Theo cách này, người nghèo càng mua nhiều, họ sẽ càng trở nên nghèo hơn, tâm lý của họ sẽ trở nên tồi tệ hơn và khoảng cách giữa họ và người giàu sẽ ngày càng rộng hơn.
4. Sản phẩm điện tử
Mỗi lần Apple ra mẫu di động mới nhất, rất nhiều người trẻ bỏ làm bỏ học để xếp hàng chờ mua. Thậm chí, có người còn bán thận để có được chiếc điện thoại mới.
Vì sao sản phẩm điện tử lại có sức hút với người thu nhập thấp như vậy? Nguyên do là khi được sở hữu, nó mang lại cảm giác hài lòng chưa từng có. Nhiều người nghèo tin rằng chỉ cần có được sản phẩm điện tử mới nhất, chất lượng sống sẽ được cải thiện. Với họ, đồ điện tử còn là biểu trưng cho mức sống của bản thân.
Trong khi đó, với người giàu có, các thiết bị điện chỉ là một thứ công cụ tiện ích. Sự đột phá giữa sản phẩm cũ và sản phẩm mới không lớn như nhiều người vẫn tưởng. Bởi vậy họ không đam mê và thường mua ít hơn người nghèo.
Theo các nhà tâm lý học, sự khác biệt cơ bản nhất giữa người giàu và người nghèo là sự khác biệt trong suy nghĩ. Nếu chúng ta có thể thay đổi suy nghĩ và nhìn mọi thứ từ góc độ của những người giàu có, có lẽ cuộc sống của chúng ta sẽ dễ dàng hơn nhiều.
(Theo zhihu)
Xem thêm: