Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Thời trang

Sự hình thành của ngành thời trang Fast Fashion trong 2 thế kỷ qua

Theo Happer's Bazaar Theo dõi Saostar trên google news

Fast fashion, hay còn gọi là thời trang bình dân đã có những phát triển vô cùng đáng kể, cũng như "làm mưa làm gió" trong làng mốt thế giới khi sở hữu thị trường khách hàng rộng lớn. Cùng điểm qua những giai đoạn phát triển của ngành fast fashion trong 2 thế kỷ qua.

su-hinh-thanh-cua-nganh-thoi-trang-fast-fashion-trong-2-the-ky-qua-1

Những năm 1800s (thế kỷ 19)

Trước những năm này, để cho ra đời một bộ đồ là một kỳ tích. Những người thợ phải làm lụng rất chuyên cần và vất vả, từ khâu thu gom chất liệu thô (da động vật, tơ sợi…) đến khâu cho ra đời những nguyên liệu như vải, lụa và đến khâu đo đạc may vá. May thay, cuộc Cách mạng Công nghiệp vào những năm 1820-1840 đã cho ra đời những dây chuyền sản xuất, đồng thời công nghệ hóa và hiện đại hóa quy trình sản xuất quần áo. Những thiết kế đã bắt đầu được sản xuất với số lượng lớn thay vì may đo từng mẫu.

Sự ra đời của máy may năm 1846 đã đẩy mạnh tốc độ và sản lượng của ngành may mặc lên một tầm cao hoàn toàn mới. Những quý cô trong giới trung lưu trở lên bắt đầu tin dùng những sản phẩm quần áo của những nhà máy may địa phương. Những nhà máy may này hầu hết được vận hành bởi những công nhân. Nhưng trong một số công đoạn sản xuất, các nhà máy thường tận dụng những nhân công lương thấp (“sweaters”). Những “sweaters” này chính là nền tảng của ngành công nghiệp thời trang hiện đại bây giờ.

su-hinh-thanh-cua-nganh-thoi-trang-fast-fashion-trong-2-the-ky-qua-2

Phương thức may đo cổ truyền theo nhu cầu của từng cá nhân một.

Những năm 1900s-1950s (nửa đầu thế kỷ 20)

Những nhà máy công nghiệp cỡ lớn bắt đầu xuất hiện, đẩy nhanh tiến độ phát triển của ngành công nghiệp thời trang. Bên cạnh đó, vào khoảng thời gian này, những cuộc thế chiến liên tiếp diễn ra. Khái niệm về chất lượng và các quy chuẩn đồng bộ hóa được hình thành rõ nét hơn trong những xưởng sản xuất quần áo. Người tiêu dùng, sau khi đã được tận hưởng những thay đổi tích cực về mặt chất lượng sản phẩm, bắt đầu nâng cao tiêu chuẩn chọn lọc hơn trong việc mua sắm quần áo.

su-hinh-thanh-cua-nganh-thoi-trang-fast-fashion-trong-2-the-ky-qua-3

Những nhà máy công nghiệp cỡ lớn bắt đầu xuất hiện.

Những năm 1960s-2000s (cuối thế kỷ 20)

Chia sẻ trên Share on Facebook Share on Google Plus Đây mới thực sự là khoảng thời gian mà ngành công nghiệp fast fashion phát triển với tốc độ như ‘diều gặp gió’. Vào những năm 1960s, giới trẻ bắt đầu thể hiện sự ưa chuộng với những nhãn hàng thời trang giá rẻ nhưng vẫn phải hợp thời. Để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất, những hãng quần áo liền nhanh chóng di dời nhà máy sản xuất qua những nước đang phát triển, để đảm bảo được nguồn nhân công dồi dào và giá thành phải chăng.

su-hinh-thanh-cua-nganh-thoi-trang-fast-fashion-trong-2-the-ky-qua-5

Để giữ vững tiêu chí rẻ và hợp mốt, các thương hiệu đã bắt đầu di dời nhà máy sản xuất qua những quốc gia đang phát triển.

Những cái tên lớn trong ngành công nghiệp fast fashion như Zara, H&M, Topshop hẳn đều rất quen thuộc với mỗi người chúng ta. H&M có bề dày lịch sử lâu đời nhất, với cửa hàng đầu tiên ở Thụy Điển khai trương vào năm 1947. H&M tiếp tục mở rộng địa bàn đến Anh quốc vào năm 1976 và chính thức xâm nhập vào thị trường thời trang của Mỹ năm 2000. Tương tự, cửa hàng đầu tiên của Zara được khai trương tại Tây Ban Nha vào năm 1975 và thương hiệu đã tiếp tục phát triển bền vững đến tận bây giờ với tiêu chí đẩy nhanh tốc độ sản xuất. Cụm từ ‘fast fashion’ được sử dụng lần đầu tiên để miêu tả về tốc độ của Zara vào những năm đầu tiên thâm nhập thị trường Mỹ tại New York (1990).

su-hinh-thanh-cua-nganh-thoi-trang-fast-fashion-trong-2-the-ky-qua-4

H&M, Zara, và Topshop là những cái tên lớn trong làng công nghiệp fast fashion.

Ngày nay

Đến thời điểm hiện tại, những thương hiệu fast fashion vẫn đang rất được ưa chuộng trong giới mộ điệu. Fast fashion cũng tạo được chỗ đứng vững chắc trong ngành công nghiệp thời trang với sự ủng hộ của rất nhiều yếu nhân như công nương Kate Middleton và phu nhân Michelle Obama. Ngoài hai điểm mạnh lâu đời của fast fashion như giá mềm và hợp mốt, fast fashion còn được xem là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho phong trào ‘dân chủ hóa’, để ai ai cũng có thể sử dụng thới trang như là một tuyên ngôn của cá nhân mà không bị phụ thuộc vào tầng lớp xã hội hoặc thu nhập.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo Happer's Bazaar

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc