Thời trang

Sự đổ bộ của cơn bão 'fast fashion' và những điều bạn chưa biết

Bảo Vii
Chia sẻ

Có thể thấy chỉ trong nửa đầu năm 2017, làng thời trang Việt đã có những bước chuyển mình đầy mạnh mẽ khi ba “ông lớn” của thị trường thời trang bình dân quốc tế từng bước đổ bộ.

Sự kiện Zara khai trương flagship đầu tiên tại Việt Nam vừa qua đã tạo nên một hiện tượng trong cộng đồng các tín đồ thời trang. Có lẽ đây là lần đầu tiên giới mộ điệu Việt hân hoan đến thế khi một nhãn hiệu thời trang quốc tế đổ bộ. Bởi vậy mà từ thời điểm store bắt đầu khai trương lúc 12g trưa đến tận khi đóng cửa vào 10g đêm, chi nhánh Zara tại Vincom Đồng Khởi liên tiếp được đông đảo lượng khách đến tham quan và mua sắm. Bất ngờ hơn khi biết được doanh thu ngày đầu của họ đạt mức 5,5 tỷ đồng, “phá đảo” kỷ lục trên toàn thế giới của Zara.

Local brand có giành nổi thị phần?

Năm 2017 đánh dấu sự hội nhập của nhiều thương hiệu lớn tại thị trường thời trang Việt Nam. Ngay sau khi Zara đạt được thành tích đáng nể vào ngày đầu mở cửa, H&M và Uniqlo cũng đã có những động thái để mở đường cho bước tiến của mình vào Việt Nam. Thật không khó để nhận ra thị trường thời trang nước nhà đang là một mảnh đất đầy màu mỡ, ít được khai phá. Khi mà các nhãn hiệu thời trang trong nước vẫn chưa có nhiều bứt phá, thì phần béo bở nhất lại đang dần bị những thương hiệu lớn của nước ngoài chia sẻ.

Nếu như ngày trước, người tiêu dùng Việt phải chi trả một số tiền lớn cho dịch vụ mua hộ, vận chuyển rắc rối thì giờ đây, chỉ cần vài bước cuốc bộ ra Vincom Đồng Khởi, ngoài các nhãn hiệu quá đỗi quen thuộc, chúng ta đã có thêm Zara, và sắp tới là H&M nằm sát vách. Với mức giá không quá khác biệt nếu so sánh cùng những nước khác trong khu vực, các sản phẩm bày bán tại flagship của Zara phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Cũng chính nhờ vậy mà dù mới ra mắt không lâu nhưng những thương hiệu “mì ăn liền” này đã nhanh chóng trở nên được giới trẻ Việt ưa chuộng. Bên cạnh đó, các tên tuổi lớn với đa dạng mẫu mã và kiểu dáng hứa hẹn sẽ đem đến những style thời trang phá cách hơn để chiều lòng các ‘thượng đế”. Thế nhưng cũng vì sản xuất đại trà và giá rẻ mà nguy cơ “đụng hàng” khi mua sắm đồ tại các brand bình dân khá cao.

Cảnh tượng đông đúc của store Zara ngày đầu ra mắt tại TTTM Vincom Đồng Khởi

Cách đây không lâu khi Zara về Việt Nam với duy nhất một cửa hàng đặt tại TTTM Vincom đã vô tình phát sinh một hình thừc kinh doanh mới “mua hàng hộ” từ Sài Gòn chuyển ra Hà Nội. Mức tiền công đưa ra cho một món hàng giao động trong khoản 30 - 50 ngàn đồng thu hút khá nhiều bạn trẻ ủng hộ. Đối với những con “nghiện” chuyên săn hàng từ nước ngoài, thay vì trước đây họ phải chờ đợi từ các đầu mối nhận order đồ mua hàng, nhận hàng rồi gửi về nước thì mọi thứ hiện tại đơn giản hơn rất nhiều. Tiêu chí “đặt hôm trước hôm sau có luôn” rất được lòng các tín đồ mua sắm. Không chỉ ở Hà Nội, người mua hàng ở các tỉnh lẻ không có điều kiện tới thẳng cửa hàng cũng ưa chuộng kiểu order nhanh chóng này.

Hiện tại, thương hiện thời trang “mì ăn liền” Zara đã ra mắt hình thức shopping online với hầu hêt sản phẩm và các size thông dụng.

Brand lớn về Việt Nam, liệu hàng xách tay có còn đất sống?

Theo các đầu mối nhận đặt hàng xách tay từ nước ngoài, khách mua hàng của Zara tại cửa hàng phân phối chính hãng tại Việt Nam thường là những người có tiền, thích tận tay lựa đồ, thử đồ tại chỗ. Những người này sẽ đến trực tiếp cửa hàng để mua. Tuy nhiên, đối với nhóm khách hàng trẻ, họ am hiểu “quy luật” thị trường hơn nên thường gom tiền và canh đợt sale ở Mỹ và Tây Ban Nha để đặt mua. Dù tốn thời gian nhưng nếu biết cách săn đồ vào mùa giảm giá vẫn có thể mua được hàng giảm 70%. Thực tế, một số shop đồ xách tay đã bị giảm đơn đặt hàng. Trong tương lai khi càng có nhiều nhãn hàng “đổ bộ” vào nước ta, hình thức kinh doanh này rất dễ bị “diệt vong”.

Có thể thấy mục hàng mới TRF dành cho nữ của Zara VN đang có 112 sản phẩm trong khi Zara TBN là 128 sản phẩm. Sự chênh lệch không quá lớn khiến người tiêu dùng nhỉnh về phía store trong nước hơn là hàng xách tay.

Trong khi ồ ạt các brand nước ngoài đổ xô vào Việt Nam, những thương hiệu trong nước dần dần có những bước chuyển đổi để phù hợp hơn. Điển hình là Canifa, nhãn hàng chuyên bày bán sản phẩm giá rẻ dành cho đối tượng tầm trung cùng phân phúc với Zara, H&M và Uniqlo. Lợi thế của Canifa và các doanh nghiệp Việt là nhà máy và phân xưởng đặt ở trong nước. Điều này giúp họ giảm được rất nhiều chi phí đi lại cũng như rút ngắn các khâu thiết kế - sản xuất - vận chuyển. Hiện tại, Canifa mở hơn 50 cửa hàng trải dài các tỉnh từ nam ra bắc ở các vị trí đắc địa nhất. Nhưng để cạnh tranh lại với các brand đến từ nước ngoài, có lẽ những thương hiệu nội địa sẽ phải cố gắng nhiều hơn

Trong bản đồ thương hiệu hiện nay, Canifa dẫn đầu ở thị phần thời trang bình dân. Thế nhưng, liệu họ có đứng vững trước cơn bão “fast fashion”?

Khi điểm lại các cuộc đổ bộ của thời trang quốc tế vào Việt Nam, thật không thể không nhắc đến Mango. Ra mắt vào năm 2004, trước Zara, bằng việc theo chân nhà phân phối thời trang cao cấp MaiSon về nước, thế nhưng cho đến hiện tại, thương hiệu này vẫn chưa gây được tiếng vang so với Zara.

Điều này khiến ta phải đặt câu hỏi: “Liệu rằng có phải bất kì brand quốc tế nào về, tín đồ thời trang Việt cũng cuồng nhiệt như với Zara?” .

Chia sẻ

Bài viết

Bảo Vii

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất