Câu chuyện chiếc áo yếm làm lộ tấm lưng trần của nữ TikToker phản ánh được điều gì về việc sử dụng nội y làm thường phục?.
Nội y được xem là mảnh đồ nhỏ được mặc phía bên trong cơ thể, nhưng nếu người diện không tuân theo cách ăn mặc thông thường, không có nghĩa là họ sai.
Thời trang không có sai hoặc đúng
Việc sử dụng nội y như một kiểu thường phục đã ra đời từ thời "ông bà anh" đối với dòng chảy lịch sử thời trang thế giới. Áo yếm khoe tấm lưng trần đon đả là một ví dụ điển hình cho việc phá vỡ quy tắc ăn mặc đầy khắc khe của phụ nữ thế kỷ trước. Nói cách khác, mặc nội y hay áo yếm như thường phục là một bước đấu tranh cho chủ nghĩa nữ quyền.
Những năm 1900 - thời kỳ vàng son của Mỹ, chiếc áo nịt ngực (corset) được xem là biểu tượng tạo ra hình dáng đồng hồ cát, phô trương những nét đẹp cơ bản nhất của người phụ nữ.
Thập niên 60-70s, phụ nữ Sài Gòn đã từng giải phóng cơ thể theo phong cách phương Tây, bằng cách ăn mặc táo bạo, loại bỏ những thủ tục "kín cổng cao tường" trước đây. Trong thời trang, chưa từng có định dạng "sai hoặc đúng", chỉ có "thích hoặc không thích", "hợp hay không hợp" với cách nhìn nhận về phong cách của mỗi người.
Lý do mặc nội y bị lên án?
Câu hỏi: Thời đại này là thời nào mà vẫn sử dụng tư duy cũ kỹ để áp đặt lên việc ăn mặc, đi lại thường nhật của một người?
Những đối tượng bị chỉ trích về việc ăn mặc thường là phụ nữ, bởi lẽ trong quá khứ, chúng ta từng "rập khuôn" về văn hoá ăn mặc đại chúng. Nếu người đó, đi ngược lại với quy tắc cơ bản, họ sẽ đáng bị "ném đá"? Thời đại bình đẳng của con người đã và đang diễn ra, phụ nữ đấu tranh vì những lý tưởng riêng biệt. Con người được quyền thể hiện vẻ đẹp của bản thân, miễn không gây hại đến bất kì cá thể nào. Chỉ có những địa điểm mang tính nghiêm túc như chùa, lăng tẩm,… mới áp đặt "nội quy" về quần áo, còn lại ở phạm vi rộng thì không.
Gống như câu chuyện gần đây của quý cô TikToker bị nhận hàng loạt ý kiến tiêu cực khiến cô nàng rơi vào tình trạng lao đao, gia đình gặp trục trặc, điều này có quá bất công? So với các ngôi sao như Kim Kardashian, Julia Fox hay Bella Hadid nếu khoe thân là bản án, có lẽ họ đã chung thân.
Khi cụm từ "ăn mặc phản cảm" xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội cùng những lời nói đầy tiêu cực, nhưng xét cho cùng - cụm này này đều là do cảm tính của một cá nhân hoặc tập thể nào đó định đoạt. Đã từ khi nào, phụ nữ mặc gợi cảm trở thành "chỗ" để người khác đổ thừa cho tội ác của mình?
Chúng ta đã từng nhiều lần phải đối diện với những trường hợp xâm hại tình dục, nhưng sẽ không thể đau lòng hơn một câu nói biện minh của hung thủ: "Vì cô ấy ăn mặc hở hang nên tôi không thể kiềm chế".
Thay vì chỉ trích - đổ thừa - ghép tội, chúng ta cần phải học cách chấp nhận những xu hướng mới, thay đổi suy nghĩ "cổ lỗ sĩ" để thúc đẩy phát triển hội nhập dù chỉ là chi tiết nhỏ nhoi. Từ rất lâu, phương Tây "chả thèm" quan tâm đến những gì người nổi tiếng ăn mặc, bởi lẽ, có hàng tỉ thứ xấu xa khác khiến họ phải tốn hơi sức để chú ý như: Trộm cướp, lừa gạt,...
Xem thêm: Phỏng vấn Hoa Hậu Mai Phương: Người đẹp đòi "chốt đơn" với Sơn Tùng MTP