Thời trang

Làn sóng 'anti- fashion' có còn mạnh mẽ?

Chia sẻ

Một vài trào lưu thời trang mà mọi người hay đùa là thảm họa còn tên gọi khác, đó là anti-fashion hoặc Avant Garde.

Các trào lưu, phong cách đặc trưng này bắt nguồn từ giới trẻ đường phố giữa những năm thuộc thập niên 80s, 90s của thế kỉ trước. Thuật ngữ này được sử dụng để nói về những thiết kế mang tính đột phá, tiên phong. Nó không theo quy chuẩn của văn hóa đại chúng hay vẻ đẹp ước lệ vốn có sẵn.

thamhoa1

Đây được xem là chủ nghĩa “từ chối thời trang” và lời khẳng định rằng thời trang theo phong cách này như sợi dây kết nối xóa nhòa ranh giới về giai cấp trong xã hội.

Punk style trong văn hóa đại chúng

Kỉ nguyên punk style chính là trung tâm để đưa thời trang thế giới phát triển theo nhiều nhánh nhỏ như Rock, Grunge, Hippie, Harajuku… đến tận ngày nay. Điểm khởi xướng cho cuộc cách mạng này bắt nguồn từ những năm 70s tại Anh Quốc, dần dần lan rộng đến Úc và xứ cờ Hoa.

thamhoa2

Sự dung túng của ý tưởng, những ngôn từ thiết kế dường như bóp méo những tỉ lệ chuẩn mực hà khắc của cấu trúc trang phục, đầu tóc rối đanh khác xa với vẻ đẹp mà người ta luôn hình dung đến.

thamhoa2

Nhưng với những ai đã biết, đã am hiểu và say đắm thì sẽ hiểu được sức hấp dẫn lạ kỳ của những điều bất qui tắc đầy ám ảnh.

thamhoa3

Về mặt tinh thần, văn hóa punk chính là tiếng nói của người dân về văn hóa ứng xử và quyền tự do ngôn luận. Nhiều tín đồ yêu thích phong cách nổi loạn này bởi sự gai góc, có phần ngông cuồng và hoang dại thể hiện quyền bình đẳng trong tầng lớp giai cấp.

Ngẫu hứng với Grunge style

Grunge style được cho là khởi nguồn tại xứ cờ Hoa, bắt đầu từ các thành phố như Seattle, Washington vào những năm đầu thập niên 90s. Khi đó, bối cảnh kinh tế Hoa Kỳ đang phải sắp bước vào thời kỳ khủng hoảng, còn đời sống tinh thần đánh dấu sự lên ngôi của dòng nhạc rock alternative, mà đại diện là các nhóm như Nirvana và Pearl Jam.

thamhoa5

Grunge ra đời cũng là một cách để giới trẻ phản ứng lại với sự bức bối trong xã hội tư bản có phần thoái hóa, khiến con người dễ rơi vào những ảo tưởng, mơ mộng từ lối sống vật chất có phần phù phiếm.

thamhoa6

Lối ăn mặc trong phong cách này không cần phải chải chuốt cầu kỳ, chỉ đơn giản là những chiếc quần jeans, áo phông…

thamhoa7

cùng với đôi giày vải, boot sờn cũ lấy cảm hứng từ những gì mộc mạc, đơn sơ nhất được kết hợp với nhau đầy ngẫu hứng.

Chủ nghĩa Hippie

Tư tưởng có phần nổi loạn tạo tiền đề cho nguồn cảm hứng, gây sức ảnh hưởng rất lớn đến giới trẻ ngày nay.

“Không chỉ là tên gọi một phong cách thời trang, hippy hay hippie còn là tên một trào lưu văn hóa bắt nguồn từ Mỹ, sau đó lan ra khắp phương Tây trong những năm giữa thập niên 1960. Một bộ phận giới trẻ ngày đó trở nên bất mãn với những định ước xã hội đương thời, với tầng lớp trung lưu đang bị chi phối bởi vật chất và tư tưởng đàn áp. Họ phản đối chiến tranh, đề cao hòa bình, sự khoan dung và bác ái. Câu nói nổi tiếng: “Make love, not war” cũng chính từ đây mà ra.” (Tạp chí Elle)

thamhoa8

Trang phục thường là len, cotton, vải hoa gipsy…

thamhoa9

rồi chắp vá, tái chế những sớ vải cũ mèm, sờn rách cùng lời tuyên ngôn có thái độ rõ rệt về kiến thức phản bác thẩm mỹ không thể nào nhầm lẫn vào đâu được.

Chia sẻ
Tin mới nhất