Đó là những “kẻ học thức” cao, một hình tượng “mọt sách” mà bất cứ ai cũng đã từng gặp ở đâu đó, có thể là ở trường trung học, lớp học thêm tiếng anh hay chính là gã hàng xóm lâu năm. Đó chính là những đặc điểm mô tả phong cách mọt sách, vốn không thể thiếu trong giới học đường và là đối tượng bị bắt nạt tiêu biểu bởi sự khác người đó. Geeky hay Nerdy là tiếng lóng để gọi những nhân vật chỉ biết cặm cụi vào sách vở, đến mức không màng đến thế giới xung quanh như thế.
Đã có lúc, các tín đồ thời trang vốn ưa dè bỉu những chiếc kính ngố cản trở vẻ xinh tươi rạng rỡ sau lớp trang điểm sành điệu. Và các Geek-er hay Nerd-er trông như những kẻ có thù với thời trang. Dù vậy, khi phong cách mọt sách Geek chic trở nên xôn xao, không ít người lại điên cuồng chạy theo các mốt thời trang học thức “xa xỉ” đó. Không những thế, được sáng tạo bởi các fashionista đường phố, Geek chic style se duyên cùng những trường phái thời trang khác nhau, cả tương đồng lẫn đối lập, càng trở nên phong phú, đa diện và có sức hút mạnh mẽ. Geek chic chính là một trong những “sản phẩm độc đáo” của thời trang thế kỷ XX, thời trang sinh ra từ những nghịch lý thời trang.
1. Nguồn gốc
Geek chic là một trào lưu đã kịp ra đời trong kỷ nguyên thời trang cuối cùng của thế kỷ XIX, những năm thập niên 90. Bước sang thiên niên kỷ mới, khi thời trang và công nghệ tìm thấy sự giao hoà, xu hướng Geeky nổi lên bởi các bạn trẻ, được nhận dạng với phong cách kính gọng đen quá khổ, đeo niềng răng, mặc quần ngố/váy suông lưng cao. Đó không phải là thời kỳ của một “cơn sốt cận thị” và thẩm mỹ ăn mặc ngớ ngẩn. Đó chỉ các chàng trai cô gái “sành điệu”, diện cho mình những chiếc kính thời trang không có độ và thậm chí không có tròng kính.
2. Đặc trưng
Ngoài các đặc điểm ăn mặc lộ rõ vẻ “mọt sách” như kính cận quá khổ, các Geek-er nữ đến giai đoạn trưởng thành thường cố gắng “đua đòi” như đeo niềng răng, ăn mặc loè loẹt và học cách trang điểm. Tuy nhiên một số phong cách quen thuộc vẫn được yêu thích như những chiếc áo phông cổ tròn trang trí buồn cười, quần ngố/váy suông lưng cao và những chiếc túi messenger cổ điển. Trong khi đó, một trong những đặc điểm nhận dạng điển hình của các Geek-er nam là kiểu mặc áo sơ mi ngắn tay caro hoặc kẻ sọc, kết hợp với dây đai chữ Y (Suspenders) hay áo len hoạ tiết argyle kiểu Scotland.
3. Tính phổ biến
Xuất hiện từ đầu những năm 2000, phong cách Geek chic là một trong những hiện tượng thời trang có tính nhiệt cao, nhưng cũng lụi tàn nhanh chóng, sau đó lại hồi sinh. Vòng lặp của thời trang, cứ trong vài năm lại đưa Geek Chic quay trở lại với sức hút và sự hấp dẫn khác nhau. Sự thịnh hành của những chiếc gọng kính thời trang không có độ không những từ học đường lên sàn diễn, từ tạp chí ra đường phố, mà còn trở thành cảm hứng định hình nhân vật trong các bộ phim Sitcom hay phim truyền hình dành cho giới trẻ như Big Bang Theory (2007), The Class (2008), The IT Crowd (2006 - 2010), Made in Chelsea (2011), …
4. Nhãn hiệu
Geek chic - The new sexy, không những thể hiện sức quyến rũ riêng của mình đối với các tín đồ thời trang tự do, mà còn là cảm hứng sáng tạo mới của các nhà thiết kế/thương hiệu thời trang nổi tiếng. Geek chic không những xuất hiện trên sàn diễn catwalk của các nhà thời trang cao cấp như Gucci, Armani, Tom Ford mà còn là ý tưởng tiêu điểm trong các chiến dịch quảng cáo của Max Mara, Shxpir, DSquared2, Moschino, Marc by Marc Jacobs, J.Crew,… Một trong những dấu ấn đậm nét của cơn sốt Geek chic, là khi nhà thiết kế Diane von Furstenberg - thương hiệu DVF cho trình diễn bộ sưu tập của mình với phụ kiện là những chiếc kính Google Glass.