Ngày nay, đồng hồ xa xỉ và những chiếc túi cao cấp (như túi Chanel) không chỉ là một món phụ kiện thời trang mà còn được cho là khoản đầu tư an toàn hơn so với cổ phiếu và vàng truyền thống.
Điểm đến trực tuyến khổng lồ của những chiếc đồng hồ xa xỉ đã qua sử dụng - Watchfinder & Co - đang giảm giá 15% các sản phẩm, phản ánh tình trạng ảm đạm của thị trường đồng hồ xa xỉ nói chung.
Công ty Watchfinder & Co (thuộc sở hữu của Richemont) nói với Bloomberg rằng nguồn cung tăng mạnh đã gây ảnh hưởng lớn đến nhu cầu của người tiêu dùng. Hiện tại, những chiếc đồng hồ nổi tiếng của Rolex, Patek Philippe và Audemars Piguet đều đang giảm đáng kể. Giá trị của đồng hồ cũng bị ảnh hưởng bởi tình hình tăng trưởng kinh tế chậm, lãi suất tăng và sự sụp đổ của thị trường tiền điện tử.
Watchfinder đã hoạt động thịnh vượng hơn hai thập kỷ, là một trong những điểm đến phổ biến nhất dành cho các loại đồng hồ xa xỉ đã qua sử dụng. Kho hàng của họ lưu trữ hàng nghìn chiếc đồng hồ đến từ hơn 70 thương hiệu xa xỉ. Công ty hoạt động tại Pháp, Đức, Ý, Thụy Sĩ, Anh, Mỹ và Hồng Kông. Bán đồng hồ xa xỉ trực tuyến là một cách kinh doanh tương đối mới nhưng Watchfinder đã rất thành công vì biết cách tận dụng các lợi thế của cuộc cách mạng thương mại điện tử - công cụ giúp họ cung cấp các món hàng hóa khó tìm cho khách hàng trên toàn thế giới.
Theo giám đốc điều hành của công ty, Arjen van de Vall, Rolex là thương hiệu được tìm kiếm nhiều nhất, giá bán trung bình cho một sản phẩm tại Watchfinder là 7.000 bảng Anh. Yahoo Finance báo cáo rằng các mẫu Rolex phổ biến nhất đã giảm giá 21% so với mức giá cao nhất vào tháng 4 năm ngoái. Đối với Patek Philippe, giá của các sản phẩm phổ biến nhất đã giảm 19%.
Tính đến tháng 3 năm 2022 thì so với các loại tài sản khác, những chiếc Rolex được cho là có mức giá (để tiết kiệm, đầu tư) khá cạnh tranh. Một lưu ý nhỏ là mẫu Daytona được yêu thích hơn mẫu S&P 500.
Rolex sản xuất khoảng 800.000 chiếc đồng hồ mới mỗi năm - con số quá ít ỏi so với nhu cầu sử dụng của khách hàng - nên thị trường thứ cấp của sản phẩm này phát triển rất mạnh mẽ. Sau thời gian dài “bó gối” ở nhà vì COVID-19, người tiêu dùng có xu hướng mua sắm và đầu tư vào các mặt hàng xa xỉ. Những chiếc đồng hồ hàng hiệu đã qua sử dụng được thèm muốn hết mực. Các chuyên gia ước tính thị trường mua bán lại đồng hồ xa xỉ sẽ đạt 29 tỷ USD vào năm 2025. Nhưng từ tháng 5 năm 2022, không chỉ đồng hồ mà hầu hết các loại tài sản khác cũng phải chịu cảnh tuột giá chóng mặt. Chỉ số S&P 500 giảm khoảng 20% giá trị và bitcoin giảm hơn một phần ba.
Chứng kiến sự tụt giá của Rolex, nhiều người đầu tư vào hàng hiệu để bán lại cảm thấy vô cùng lo lắng. Số tiền cần bỏ ra để mua một chiếc đồng hồ xa xỉ là rất lớn, nếu giá trị của chúng không tăng nhanh, mạnh và ổn định thì khoản đầu tư sẽ trở nên lãng phí.
Trước thực trạng nguồn cung ồ ạt khiến giá của đồng hồ đã qua sử dụng bị kéo xuống sâu, Morgan Stanley (ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán có trụ sở chính tại Hoa Kỳ) khuyên các nhà đầu tư không nên mạo hiểm: “Chúng tôi đã nhận thấy sự gia tăng đáng kể lượng hàng tồn kho trên thị trường đồng hồ thứ cấp từ đầu năm đến nay. Nguyên nhân là bởi các đại lý đồng hồ cũ và các nhà đầu tư đồng hồ cá nhân bán tháo hàng tồn kho của họ”.
Cũng giống như các hãng thời trang, các công ty đồng hồ xa xỉ đang tung ra các chương trình thu hút khách hàng mua tại công ty thay vì để tuột doanh số cho các nhà bán lẻ bên thứ ba. Deloitte dự đoán thị trường hàng xa xỉ đã qua sử dụng sẽ tăng từ 20 tỷ euro lên 35 tỷ euro vào năm 2030.
Xem thêm: Diễn Viên DƯƠNG CẨM LYNH Lần Đầu Chia Sẻ Về Những Biến Cố Sau Nợ Nần.