Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Thời trang

Dior Thu Đông 2017: Bài toán kinh tế hay 'giấc mơ' nữ quyền của Maria Grazia Chiuri?

Dior vài ngày gần đây đang trở thành tâm điểm tại tuần lễ thời trang Paris, khi nhà mốt đã nhận vô số những ý kiến trái chiều xoay quanh bộ sưu tập Thu Đông 2017.

Nếu như giới mộ điệu vẫn còn mộng mơ bay bổng với những “giấc mơ thần tiên” trong BST Haute Couture Xuân Hè của Dior thì sang đến show diễn Thu Đông 2017, mọi người như bị rơi vào khung cảnh chân thật và gai góc hơn về người phụ nữ thời chiến.

Đó chính là lý do vì sao có nhiều luồng tranh cãi bắt đầu xuất hiện khi Maria Grazia Chiuri chào kết ở cuối show diễn. Một dấu chấm hỏi lớn đang được đặt ra “Liệu Dior đang mất dần bản chất của chính mình hay chỉ vì bài toán kinh doanh?“.

Vẻ “đượm buồn” xuyên suốt cả bộ sưu tập

Mỗi khi nhắc về Dior giới mộ điệu trên thế giới lại nghĩ ngay đến một thương hiệu huyền thoại tôn vinh vẻ đẹp bay bổng xa hoa của người phụ nữ bằng các sắc màu tươi tắn, quyến rũ. Không những thế, các thiết kế mà thương hiệu này hướng đến cũng thể hiện nét kiêu kỳ, nữ tính của các cô gái.

Trong khung cảnh, ai ai cũng đang hồi hộp chờ đợi “giấc mơ cổ tích” từ BST Thu Đông 2017 thì nàng mẫu Ruth Bell sải những bước đi đầu tiên trong không gian bao trùm sự huyền bí cùng trang phục lấy cảm hứng từ các mục sư đã phá vỡ hết tất cả những mộng mơ, đưa mọi người trở về hiện thực đầy gai góc của người phụ nữ mạnh mẽ trong thời kì Maira Grazia Chiuri.

Dior Thu Đông 2017: Bài toán kinh tế hay giấc mơ nữ quyền của Maria Grazia Chiuri?

Ruth Bell mở màn bộ sưu tập Thu Đông với hình ảnh lấy cảm hứng từ các mục sư.

Tiếp đến, những nàng mẫu sải bước phía sau Ruth Bell cũng mang đến khán giả trang phục gam trầm buồn như đen hay xanh navy. Đây chính là sắc thái chủ đạo trong BST Thu Đông 2017 của Dior. Lúc này, dường như quá nhiều khán giả vẫn mông lung “Tại sao chưa bao giờ nhìn thấy một Dior đượm buồn đến thế?”. Giám đốc sáng tạo Maria nhanh chóng giải thích với mọi người rằng nguồn cảm hứng của cô xuất phát từ câu nói rất nổi tiếng của Christian Dior:

Không những thế, Maria còn mang đến nguồn cảm hứng bất tận về trang phục của người phụ nữ trong những năm 1947 - thời kì phản ánh rõ nét nhất sự trải qua khủng hoảng hậu thế chiến thứ II. Bên cạnh đó, người đàn bà “không tuổi” còn chia sẻ thêm về việc bà đã lựa chọn hình tượng cô em gái của nhà mốt Pháp là Catherine Dior (người phụ nữ đã mạnh mẽ đứng lên tham gia cuộc kháng chiến chống Đức) làm tiền đề để thiết kế nên những bộ cánh mang đậm tính nữ quyền, khẳng định tiếng nói của phái yếu trong xã hội hiện đại.

Dior Thu Đông 2017: Bài toán kinh tế hay 'giấc mơ' nữ quyền của Maria Grazia Chiuri? Ảnh 5

Catherine Dior chính là nguồn cảm hứng bất tận cho những thiết kế của Maria trong BST Thu Đông 2017.

Nếu như phần đầu bộ sưu tập Maria đã mang đến giới mộ điệu những thiết kế trên nền vải xanh tafta thì đến phân đoạn giữa, người đàn bà này đã biến hóa trở nên mới mẻ và thể thao hơn như chiếc áo khoác ngắn, áo váy midi hay thậm chí là quần culottes xếp pli, nhưng chúng cũng được bao phủ bởi màu xanh navy và đen. Không chỉ vậy, Maria Grazia Chiuri còn sử dụng Denim - một chất liệu chưa bao giờ xuất hiện trong thế giới thời trang của Dior.

Tiếp nối chính là sự “lên ngôi” của những mẫu váy chữ A với phần ngực quây ngang quen thuộc cùng những chiếc tất lưới phối với sheer được thêu họa tiết chiêm tinh, thiên văn nhằm tiếp nối “câu chuyện” đầy mơ mộng của BST Xuân Hè và Haute Couture vừa qua. Để kết thúc chuỗi hành trình này, Maria đã khép lại bộ sưu tập với sự tinh hoa trên nền nhung xanh và những chiếc váy đen được thêu họa tiết ánh vàng tinh tế.

Điểm nhấn xuyên suốt cả hành trình “đi tìm sự tự do cho người phụ nữ” đến từ chiếc mũ beret thể hiện vẻ mạnh mẽ được che chở, bảo vệ khi khoác lên người bộ quân phục nam tính.

Dior Thu Đông 2017: Bài toán kinh tế hay 'giấc mơ' nữ quyền của Maria Grazia Chiuri? Ảnh 6

Người phụ nữ trong thời kì của Maria đều mang đến vẻ đẹp mạnh mẽ nhưng cũng không kém phần nữ tính và dịu dàng.

Dior Thu Đông 2017: Bài toán kinh tế hay 'giấc mơ' nữ quyền của Maria Grazia Chiuri? Ảnh 7

Xuyên suốt bộ sưu tập lần này của Maria chính là sự “lên ngôi” của 2 gam màu đen và xanh navy thời thượng.

Dior Thu Đông 2017: Bài toán kinh tế hay 'giấc mơ' nữ quyền của Maria Grazia Chiuri? Ảnh 8

Tuy nhiên, đâu đó trong các thiết kế của Maria cũng xuất hiện Denim - một chất liệu chưa bao giờ nằm trong thế giới thời trang Dior.

Dior Thu Đông 2017: Bài toán kinh tế hay 'giấc mơ' nữ quyền của Maria Grazia Chiuri? Ảnh 9

Tiếp nối bộ sưu tập chính là sự “lên ngôi” của những mẫu váy chữ A với phần ngực quây ngang đính sequin lấp lánh quen thuộc “đặc sản” của người đàn bà này.

Dior Thu Đông 2017: Bài toán kinh tế hay 'giấc mơ' nữ quyền của Maria Grazia Chiuri? Ảnh 10

Để kết thúc chuỗi hành trình, nhà thiết kế đã khép lại bộ sưu tập với sự tinh hoa trên nền nhung xanh cùng…

Dior Thu Đông 2017: Bài toán kinh tế hay 'giấc mơ' nữ quyền của Maria Grazia Chiuri? Ảnh 11

…những chiếc váy đen được thêu họa tiết ánh vàng tinh tế.

Người phụ nữ của Maria Grazia Chiuri táo bạo, đầy nữ quyền là thế, nhưng đâu đó mọi người vẫn nhìn thấy được vẻ “đượm buồn” từ cách lựa chọn màu sắc cho đến kiểu dáng xuyên suốt trong bộ sưu tập lần này. Người phụ nữ mạnh mẽ bên ngoài nhưng đôi lúc nội tâm của họ sẽ cần một bờ vai che chở hay thậm chí trở nên yếu mềm, nữ tính trước mặt người đàn ông của cuộc đời.

Vậy đây có thực sự là một cuộc “lột xác” tạo nên tiếng vang cho thương hiệu Dior cũng như Maria Grazia Chiuri?

Đẹp - xấu chẳng thể định đoạt, Dior sẽ luôn mang lại những luồng dư luận trái chiều trong làng mốt

Thật sự khái niệm đẹp và xấu trong mắt mọi người hoàn toàn khác nhau. Đối với bộ sưu tập mới của Dior cũng như thế. Ngay khi vừa kết thúc show diễn thì rất nhiều luồng tranh cãi “nổ ra” kèm theo những nhận định trái chiều, xoay quanh việc các thiết kế của Maria Grazia Chiuri có đang làm mất dần đi cái chất mà Dior hướng đến, và không những thế, sự tái định nghĩa từ người đàn bà này cũng dần biến tinh thần của Dior trở nên thực dụng và gai góc hơn.

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng thật sự Maria Grazia Chiuri đang làm rất tốt vị trí của mình. Cô ấy dần thay đổi tư duy của mọi người về một Dior xa hoa, lộng lẫy mà thay vào đó những thiết kế thể hiện được sự mạnh mẽ và tiếng nói của người phụ nữ trong thời đại ngày nay.

Phải nói rằng chưa bao giờ vấn đề đẹp - xấu trong BST của Dior lại được mang ra “mổ xẻ” nhiều đến như vậy từ trong nước cho đến quốc tế.

Dior Thu Đông 2017: Bài toán kinh tế hay 'giấc mơ' nữ quyền của Maria Grazia Chiuri? Ảnh 15

Suzy Menkes - nhà phê bình thời trang nổi tiếng trong làng mốt thế giới.

Dường như, trong giới thời trang tiếng nói của Suzy Menkes luôn có tầm cũng như “cây cổ thụ” này luôn là nhà phê bình công tâm, dù xấu - hay đẹp thì bà vẫn đưa ra những nhận định của riêng mình. Thế nên, việc Dior tung ra bộ sưu tập mới cũng phần nào khiến Suzy phải lên tiếng. Bà nhận định: “Các giám đốc điều hành tại LVMH (tập đoàn đứng đằng sau Dior) phải tôn thờ Maria. Bởi vì sau tất cả các show diễn trước của Dior hợp tác cùng John Galliano hay Raf Simons thì đây chính là hướng đi hoàn toàn khác có thể thay đổi cả tư duy nhìn nhận của mọi người về Dior. Maria sáng tạo ra những trang phục toàn diện vừa mang tiếng nói của người phụ nữ mà chúng vẫn có thể thu về doanh số cho nhãn hàng.”

Suzy cũng chia sẻ thêm “Tôi thật sự cám ơn Maria vì đã cho tôi được nhìn thấy sự tái hiện người em gái của Dior là Catherine trên sàn diễn của chính thương hiệu này. Câu chuyện về Catherine còn được kể bằng một màu sắc khác, chắc chắn sự mạnh mẽ của người phụ nữ này sẽ nhanh chóng trở thành một biểu tượng cho Dior trong những mùa mốt sau.”

Trái ngược hoàn toàn với Suzy Menkes, người đàn bà đanh thép Cathy Horyn - nhà phê bình từ tờ New Yorks Times cũng thẳng thắn bày tỏ quan điểm không hài lòng với BST lần này của Maria: “Tôi đang tự đặt ra câu hỏi, Liệu cô ấy có đủ sức dẫn dắt thương hiệu Dior bước lên một tầm cao khác… Các bộ sưu tập của Maria Grazia Chiuri đều không khiến bạn quá ngạc nhiên và mong đợi từ một Giám đốc sáng tạo mới. Điều đó có thể không quan trọng với cô ấy, nhưng nó vô cùng quan trọng với LVMH và họ cũng nên cân nhắc về sự lựa chọn của mình.”

Tuy nhiên, đó chỉ là những ý kiến cá nhân của những nhà phê bình quốc tế, còn đối với cộng đồng yêu thời trang tại Việt Nam, cũng có khá nhiều quan điểm và sự tranh cãi khi xem show diễn Thu Đông 2017. Đỗ Mạnh Cường là một trong số ít nhà thiết kế thẳng thừng nhận xét về sự mất đi vẻ tinh hoa và đẳng cấp của Dior năm nay.

Dior Thu Đông 2017: Bài toán kinh tế hay 'giấc mơ' nữ quyền của Maria Grazia Chiuri? Ảnh 17

Đỗ Mạnh Cường cũng đưa ra lời nhận xét khá thẳng thắn về Bộ sưu tập Dior Thu Đông 2017 trên trang cá nhân của mình.

Dior Thu Đông 2017: Bài toán kinh tế hay 'giấc mơ' nữ quyền của Maria Grazia Chiuri? Ảnh 18

Ngược lại với Đỗ Mạnh Cường, NTK trẻ Nguyễn Hoàng Tú thì lại cực kì thích cách tạo dựng form dáng, chất liệu vải kèm theo cách thức xử lý chúng. Thật sự vẻ đẹp - xấu đều do cảm nhận từ đôi mắt của mỗi người.

Dior Thu Đông 2017: Bài toán kinh tế hay 'giấc mơ' nữ quyền của Maria Grazia Chiuri? Ảnh 19

Giám đốc sáng tạo Dzũng Yoko cũng dành lời khen có cánh cho sự thay đổi lần này của Dior.

Dior Thu Đông 2017: Bài toán kinh tế hay 'giấc mơ' nữ quyền của Maria Grazia Chiuri? Ảnh 20

Fashionista Trần Hà Mi đưa ra một quan điểm hoàn toàn hợp lý khi cô chia sẻ: “Một món ăn dù ngon đến mấy mà ăn hoài họ cũng sẽ tìm cái mới. Khoan vội phán Dior đã chết hay không mà hãy chờ nhìn doanh số…”

Dior Thu Đông 2017: Bài toán kinh tế hay 'giấc mơ' nữ quyền của Maria Grazia Chiuri? Ảnh 21

Kelbin Lei cũng bày tỏ quan điểm riêng của mình khi xem show diễn Dior Thu Đông 2017.

Qua những nhận xét trái chiều mới thấy rằng quan niệm đẹp - xấu đều do sự cảm nhận của mỗi cá nhân nhưng tựu trung lại, Maria đã làm đúng khi “đứa con” tinh thần của mình đã tạo ra nhiều luồng tranh cãi, cũng như khiến mọi người nhớ đến Bộ sưu tập Thu Đông 2017 khi vừa kết thúc show diễn.

Bài toán kinh tế hay “giấc mơ” nữ quyền của Maria Grazia Chiuri?

Đúng như vậy, đây chính là một câu hỏi lớn đặt ra cho “người phụ nữ mang cả bầu trời nữ quyền” đến gần hơn với làng thời trang Maria Grazia Chiuri. Nhưng trước khi trả lời, chúng ta hãy quay trở về với Dior dưới thời của Raf Simons và John Galliano để biết rằng thương hiệu đã thật sự lột xác như thế nào?

Dường như, Dior luôn là một trong những thương hiệu bậc nhất thế giới về độ xa hoa và đẳng cấp cùng bề dày của lịch sử. Từ John Galliano cho đến Raf Simons, nhãn hàng này cũng chưa bao giờ khiến giới mộ điệu quay lưng vì họ luôn mang đến sự xa hoa và vẻ kiêu kỳ cho bất cứ cô nàng nào. Những bộ cánh được 2 nhà thiết kế sáng tạo đều thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ tại Paris.

Họ cưng chiều phái yếu hết mực cũng như sự thăng hoa đã đạt đến đỉnh điểm, khi họ tiếp xúc với cái đẹp. Đối với 2 nhà thiết kế này sự yêu kiều luôn trở thành tiêu chí hàng đầu trong từng sản phẩm của mình. Họ biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Nếu như John thể hiện sự điên rồ trong chính nội tâm yếu mềm của nữ giới, thì Raf lại dành tặng sự nữ tính, thanh lịch đến tột cùng, khi các cô gái khoác lên mình những mẫu đầm duyên dáng với cánh hoa vương vấn, cùng điểm nhấn từ phần siết eo thon gọn tạo cho đối phương vẻ đẹp quý phái, mà không phải ai cũng có thể cảm nhận được.

Dior Thu Đông 2017: Bài toán kinh tế hay 'giấc mơ' nữ quyền của Maria Grazia Chiuri? Ảnh 23

Từ Raf Simons cho đến…

Dior Thu Đông 2017: Bài toán kinh tế hay 'giấc mơ' nữ quyền của Maria Grazia Chiuri? Ảnh 24

…John Galliano cũng đều mong muốn được nhìn thấy những người phụ nữ của mình thật xinh đẹp và lộng lẫy.

John GallianoRaf Simons đều là những người đàn ông dành cả đời để cống hiến cho nghệ thuật, nên đối với họ sự xa hoa mới chính là điều mà bản thân luôn tìm kiếm mỗi khi sáng tạo ra cái đẹp.

Còn với Maria, tại sao mọi người lại đánh giá bộ sưu tập lần này chính là nguyên nhân làm mất đi cái “chất” mà trước giờ Dior đang hướng đến, hay người đàn bà này đang chạy theo một bài toán về kinh doanh nào đó! Nhưng có phải chúng ta dành những lời không hay cho các thiết kế, vì chính bản thân mỗi người đang nhìn thấy sự thay đổi cũng như một vẻ đẹp đầy gai góc của người phụ nữ.

Dior Thu Đông 2017: Bài toán kinh tế hay 'giấc mơ' nữ quyền của Maria Grazia Chiuri? Ảnh 25

Những thiết kế trong BST Thu Đông của Dior đã không còn mang vẻ đẹp mộng mơ mà thay vào đó sự gai góc đã xuất hiện và ngầm khẳng định “Phụ nữ chúng tôi phải có tiếng nói trong thời đại ngày nay”.

Vâng đúng như vậy, Maria Grazia Chiuri là một người phụ nữ và cô ấy hoàn toàn hiểu rõ phái yếu họ muốn gì và cần gì. Đôi khi, không cần phải quá lộng lẫy và xa hoa, họ chỉ muốn tiếng nói của bản thân được coi trọng, cũng như không phải cam chịu sự bất công nào. Nếu một cô gái diện bộ trang phục thật xa hoa và lộng lẫy nhưng luôn phải chịu đựng những hành vi bạo lực thì cô ấy có thật sự cảm thấy hạnh phúc hay không?

Đó chính là lý do vì sao các thiết kế của Maria luôn đề cao tinh thần mạnh mẽ, hay những khẩu hiệu chống lại sự bất công và khẳng định vẻ nữ quyền của phái yếu như “We Should all be Feminists”. Hay đơn giản có thể hiểu rằng, cô ấy đã từng chịu quá nhiều những điều không tốt khi còn thơ bé, nên Maria muốn những người phụ nữ của mình phải đúng lên vì lẽ phải và sự công bằng trên thế giới.

Ông Toledano cũng đã từng chia sẻ về Maria “Khi bạn nghe một người phụ nữ nói về một người phụ nữ, cho dù là về dáng vóc hoặc lối sống - công việc của cô ấy, cách cô ta đi du lịch, những thứ cô cần - nó không mang tính khái niệm và rất thực tế. Bà Maria Grazia rất thẳng thắn, rõ ràng và không sợ hãi. Bà có gia đình và cuộc sống thật sự. Bà làm mọi việc vì phụ nữ”.

Còn nếu nói về bài toán kinh doanh thì liệu những thiết kế như thế này của Maria có làm bạn muốn bỏ số tiền khá cao để “tậu” các sản phẩm đầy gai góc và không xa hoa? Tuy nhiên, nếu như không tin tưởng vào tài năng và tư duy của Maria thì tập đoàn LVMH có dám giao trọng trách “dẫn lái” cả đoàn tàu mang tên Dior cho người đàn bà mạnh mẽ này.

Hãy suy nghĩ rằng, lúc nào chúng ta luôn nhìn thấy được vẻ lộng lẫy, kiêu kỳ như thế trong suốt các mùa mốt thì liệu mỗi người còn cảm nhận được vẻ đẹp hấp dẫn đậm nét riêng. Giống như cô nàng fashionista Trần Hà Mi đã từng chia sẻ: “Nhưng có vẻ Dior đang đi theo một tinh thần mới, trẻ và phóng khoáng hơn. Toàn bộ collection mang tính ứng dụng rất cao, có thể mặc hằng ngày, mặc đi đâu cũng được, cảm nhận 1 chút strategy đằng sau. Có thể đó là chiến thuật mới của họ. Thời trang là 1 ngành kinh doanh, thương hiệu sống được hay không là nhờ khách hàng mà. Do đó nếu mang tính ứng dụng cao, một hình ảnh mới mẻ thì khách hàng biết đâu lại thích, họ thích thì họ sẽ mua thôi. Một món ăn dù ngon đến mấy mà ăn hoài họ cũng sẽ tìm cái mới. Khoan vội phán Dior đã chết hay không mà hãy chờ nhìn doanh số“.

Chỉ từ những điều thế này mới thấy rằng, chúng ta khoan vội đánh giá xem Dior có đang dần “lụi tàn” dưới thời kì của Maria hay không, vì thời gian chính là thước đo chuẩn xác nhất về mọi thứ trên thế giới. Biết đâu những thay đổi mới mẻ lại khiến giới mộ điệu say đắm hơn nữa như thương hiệu Gucci đã từng làm.

Nhưng vẫn phải nói rằng, Maria Grazia Chiuri thật sự đã mang tiếng nói của người phụ nữ đến với thế giới, cũng như muốn cất lên lời khẳng định mạnh mẽ:

Đừng coi thường phụ nữ chúng tôi!

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Khang Phạm

Được quan tâm

Tin mới nhất
Ngọc Trinh diện váy ngắn gợi cảm