1.Ngày 21-01-1905 ở ngôi làng Granville thuộc tỉnh Manche nước Pháp, trong một gia đình thuộc dạng bá hộ nổi tiếng giàu sang có chồng là Maurice Dior và vợ là Madeleine Martin đã hạ sinh ra một cậu bé trai kháu khỉnh và đặt tên cậu là Christian Dior.
2.1920, theo tâm nguyện của gia đình muốn Ngài trở thành một nhà ngoại giao tài giỏi nên đã ép Dior phải theo học khoa chính trị. Nhưng triết lí giảng thuyết quá khô khan, không đúng với tâm hồn bay bổng của chàng trai trẻ, Dior đã lén lút nộp đơn lên trường xin thôi học sau 5 năm đeo đuổi.
3. Năm1928, vì không chịu nổi với áp lực của gia đình nên chàng đã bỏ nhà ra đi và bắt đầu dấn thân vào nghệ thuật với các họa phẩm lập thể, trừu tượng của Picasso và Matisse.
4.Năm 1930 quả là một năm đen tối trong lòng các con dân toàn cầu khi Thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng khiến giấc mơ của Ngài bị dập tắt ngay lúc đó.
5.Ngày qua ngày, Dior phải sống trong cảnh cơ hàn, thiếu thốn không một đồng dính túi. Nhờ có mạnh thường quân giúp đỡ nên Ngài mới có được những bữa cơm đầy đủ và phải tự phác họa tranh đem đi bày bán trên vỉa hè với giá mỗi bức là 10 xu. Cũng chính từ việc ấy mà Ngài đã được NTK Robert Piguet phát hiện tài năng, liền đem về hiệu may cho học việc.
6.Nhưng đến năm 1939, Đệ nhị thế chiến bắt đầu bùng nổ giữa các lực lượng bè đảng phe phái quân Đồng Minh và Phát Xít trỗi vậy khiến sự nghiệp của Dior bị gián đoạn và bị bắt đi nghĩa vụ quân sự trong một năm. Rồi Ngài lại trở về quê tạm gác lại mọi giấc mộng phù hoa.
7.Đam mê vẫn là đam mê, năm 1941, một lần nữa, Ngài lại cất bước ra đi rời bỏ quê nhà để lặn lội lên chốn phồn hoa Paris tìm đường mở lối cho cái đẹp.
8.Năm 1942, nhờ sự dạy dỗ của Lucien Lelong mà Dior đã có cơ may trúng tuyển vào vị trí thiết kế chính bên cạnh một vị vua của thời trang Pháp- Pierre Balmain.
9.Duyên trời định khi năm 1945, Ngài lại có cuộc gặp gỡ với vua vải của Pháp là Marcel Boussac. Ông đã tài trợ bỏ ra một số tiền sáu triệu france khá lớn và chiêu mộ 80 nghệ nhân thủ công lập nên xưởng thời trang ở địa chỉ số 30, đại lộ Montaigne-Pháp.
10.1947 giới thời trang Pháp ngỡ ngàng với các thiết kế tân thời thể hiện quyền lực giới thượng lưu mang tên New Look và dòng nước hoa Miss Dior.
11.Ngày 23-10-1957, cả Thế giới thời trang rung động khi nghe hung tin Dior đã băng hà, mà mãi sau này cái chết ấy vẫn không biết được nguyên nhân. Nhiều người thuộc nội giới thời trang lại kháo nhau rằng Ngài ra đi vì chứng “thượng mã phong” dẫn đến suy tim sau trận ân ái với người tình.
12. Sau không khí tiễn đưa đầy tang tóc đẫm nước mắt, bỗng nhiên chàng “hot boy làng mốt” Yves Saint Laurent, khi ấy cậu chỉ vừa tròn 21 tuổi phải nhậm chức tiếp quản, tung ra bộ sưu tập đầu tay của mình cho thương hiệu và lập tức chàng hot boy đã ẵm về cho mình giải thưởng Neiman Marcus Oscar.
13.Nhưng đến 1962, chàng hot boy lại sớm từ giã vị trí thương hiệu để lập nên nhãn hàng riêng cho mình với Pierre Berge .
14.Năm 1978, thương hiệu nằm bên bờ vực phá sản khi nhà băng đã ra tay mạnh cho nhân viên đến kê biên phát mãi tập đoàn đầu tư Boussac. Nhưng ngay lập tức đã được một tập đoàn khác là Willot thu mua trở lại.
15. Năm 1994 “ông trùm làm lố “ John Galliano được mời về nội các Dior với chức danh Giám đốc sáng tạo của thương hiệu qua lời mai mối của Nữ vương truyền thông Anna Wintour. Nhưng cú đột phá ấy, theo như tài liệu để lại của vị tổ sư khai sáng ra thương hiệu, như một “cú tát” vào mặt giới thượng lưu Âu Châu khi Ngài John lấy cảm hứng từ phong cách của dân “hạ đẳng”. Tạo nên một làn sóng mới nhưng nhiều lời đàm tiếu vây quanh BST mãi về sau.
16.Đầu tháng 3-2011 nội giới thời trang lại một lần nữa tuyệt vọng khi John bị công ty kí đơn cho thôi việc vì trong lần có men rượu ở câu lạc bộ về đêm, John đã thốt lên những ngôn từ không được hay ho về người Do Thái.
17.Tại bộ sưu tập Paris 2011, nhiều khách hàng, các biên tập viên kì cựu nhất đã thất vọng khi hơi thở có phần choáng ngợp xa hoa của “ông trùm làm lố” John Galliano không còn khi bị trục xuất khỏi nhà mốt.
18. Đầu tháng 4- 2012, “ông hoàng sầu muộn” Raf Simons chính thức được bổ nhiệm làm Giám đốc sáng tạo mới của hãng, một trong những tín đồ tôn thờ chủ nghĩa tối giản. Raf Simons đã chứng minh cho giới thời trang thấy rõ được tư duy nhạy bén cũng như những ý tưởng cảm xúc vô cùng sáng tạo của mình thông qua mỗi BST.
19.Đột nhiên sau buổi trình diễn Dior Xuân/hè 2016 thì vào ngày 22-10-2015, nội các Dior lại chính thức thông cáo rằng “ông hoàng sầu muộn” Raf Simons sẽ rời ghế Giám đốc sáng tạo nhà mốt sau 3 năm rưỡi tại vị, tạo nên cơn địa chấn trong lòng các con chiên mộ đạo.
20.Ngày 23-01-2016 tuần lễ thời trang Haute Couture Xuân/hè 2016 lại bắt đầu sum vầy tại nhà mốt. Nhưng vừa mới trình làng thì nội giới lại cứ than thở rằng: “Có phải chăng rắn đang mất đầu hoặc vị tổ sư Christian Dior đã nhập thổ khá lâu rồi nên hơi thở của ông chẳng còn ảnh hưởng đến thương hiệu này nhiều nữa”.