Mới đây, tổ chức phi lợi nhuận về môi trường toàn cầu Canopy cho biết 515 nhà thiết kế thời trang và thương hiệu may mặc hàng đầu thế giới đã cam kết không sử dụng nguyên liệu lấy từ các khu rừng có nguy cơ tuyệt chủng. Họ sẽ loại các khu rừng quan trọng ra khỏi chuỗi cung ứng vải và tìm nguồn thay thế sản xuất các bon thấp.
Cam kết được xác lập bởi một nhóm các công ty nặng ký trong ngành, chiếm 857 tỷ đô la doanh thu hàng năm. Theo Canopy, trước đây các thương hiệu như Stella McCartney, H&M, Zara, PVH, Kering, Walmart đã cùng nhau ký kết vào CanopyStyle - một sáng kiến dựa trên giải pháp giúp các thương hiệu thời trang, nhà bán lẻ, nhà thiết kế và nhà sản xuất viscose loại bỏ những khu Rừng Cổ và Nguy cấp khỏi chuỗi cung ứng. Các bên ký kết mới nhất bao gồm John Lewis & Partners, Wax London, Everlane, L'Estrange, Rachel Comey, BAM Clothing, Nique, Grain de Malice và BN3TH.
Ngành thời trang cần có trách nhiệm với việc đa dạng sinh học
Trong một tuyên bố, Canopy cho biết các thương hiệu đã ký kết sẽ sản xuất sản phẩm mà không gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái đa dạng sinh học, đồng thời họ sẽ đầu tư vào vào việc thiết kế và sử dụng các lựa chọn thay thế có hàm lượng carbon thấp, ít tác động như vải dệt tái chế. Phần lớn các thương hiệu mới ký kết cũng đã tham gia Pack4Good - sáng kiến song song của Canopy nhằm giúp các công ty chuyển sang dùng bao bì giấy để bảo vệ môi trường.
Nicole Rycroft, Giám đốc điều hành của Canopy cho biết: “Chúng tôi rất tự hào với bước tiến vượt bậc mà tập thể CanopyStyle đã đạt được. Hiện đã có hơn 500 thương hiệu tham gia cam kết không sử dụng nguồn tài nguyên cần được bảo tồn mà thay vào đó sẽ thúc đẩy sản xuất hàng dệt có lượng các bon thấp. Mọi việc vẫn chưa dừng lại ở đây. Trong thập kỷ tới, chúng tôi sẽ nỗ lực gấp đôi để bảo vệ những khu rừng có nguy cơ tuyệt chủng, mở rộng quy mô sản xuất thương mại các mô hình bền vững và quan tâm nhiều hơn đến sự biến đổi khí hậu".
Marija Rompani, Giám đốc Ethics & Sustainability cho biết: “John Lewis & Partners rất vinh dự được trở thành một phần của CanopyStyle 500 và tham gia một sáng kiến có tác động to lớn như vậy trong một thời gian ngắn. Gần đây chúng tôi đã khởi động dự án John Lewis Partnership's Plan for Nature với cam kết bảo vệ và phục hồi thiên nhiên. Những sáng kiến như thế này nhằm thể hiện quyết tâm cao độ của chúng tôi trong việc bảo tồn rừng, khí hậu và đa dạng sinh học cho Trái đất. CanopyStyle là một dự án bổ sung tuyệt vời cho tầm nhìn phát triển theo hướng bền vững của chúng tôi. Chúng tôi rất vui được hợp tác với họ".
Khi CanopyStyle mới khởi động, mọi người gần như không được nghe về các thông tin gây choáng như mỗi năm hàng trăm triệu cây rừng bị chặt để tạo ra các loại vải như rayon và viscose. Cho đến nay, nhờ sáng kiến CanopyStyle mà 50% sản lượng visco trên toàn cầu được sản xuất từ các khu rừng không thuộc diện có nguy cơ tuyệt chủng. CanopyStyle cũng thúc đẩy quá trình chuyển đổi sản phẩm thời trang độc hại sang hàng dệt may thân thiện với môi trường.
Tại sao các nhà thiết kế phải tìm kiếm các phương pháp sản xuất và tìm nguồn cung ứng thay thế?
Nhu cầu sử dụng cây để làm vải đã tăng hơn gấp đôi trong 30 năm qua và dự kiến sẽ tăng thêm 50-60% trong thập kỷ tới. Nếu quá trình này vẫn tiếp tục thì các khu rừng cổ thụ quý hiếm sẽ phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, hiện chưa đến 20% các hệ sinh thái quan trọng này vẫn còn nguyên vẹn trên toàn cầu.
Rừng đóng vai trò như nhân vật chính trong các giải pháp khí hậu vì chúng là những nhà máy lưu trữ các bon. Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người…
Nếu ngành công nghiệp thời trang tiếp tục mở ra các dự án kết hợp nhằm chấm dứt nạn phá rừng và suy thoái rừng trong chuỗi cung ứng, thì lượng các bon thất thoát trong rừng có thể lớn đến mức tương đương với việc loại bỏ toàn bộ lượng khí thải của một quốc gia (như Thụy Sĩ, Guatemala Đan Mạch).
Xem thêm: Hoa Hậu Thùy Tiên: "Lớn lên trong một gia đình không trọn vẹn, tôi chỉ biết dựa vào chính mình."