Thể thao

Mike Tyson, Văn Quyến và cuộc đời hào quang bị hủy hoại vì án tù

Đường Bá Hổ
Chia sẻ

Mike Tyson - nhà vô địch quyền Anh vĩ đại lên đỉnh trong sự khổ luyện nhưng cũng bắt đầu trượt dài vì ăn chơi không có điểm dừng.

Trong tự truyện “Sự thật không tranh cãi” của Mike Tyson, một trong những kỳ quan trọng nhất chính là “ngã rẽ định mệnh mệnh…”. Đó là khúc cua làm thay đổi số phận của Mike Tyson, từ võ sĩ số 1 hành tinh đến lao ngục và một cuộc đời đầy tai tiếng.

20 tuổi, 4 tháng và 22 ngày, Mike Tyson đã thống trị cả ba đai vô địch WBC, WBA và IBF. Đến tận hôm nay, Mike Tyson vẫn là nhà vô địch hạng nặng duy nhất đã nắm giữ đồng thời cả ba đai WBA, WBC và IBF. Trong sự nghiệp đầy lẫy lừng, Mike Tyson còn mang đến nỗi khiếp sợ cho làng quyền Anh thế giới khi thắng 19 trận đầu tiên bằng knock-out, trong đó có 12 trận thắng knock-out ngay ở hiệp thứ nhất. Mike Tyson đánh 58 trận trong sự nghiệp thì có đến 44 trận thắng bằng knock-out.

Trong sự nghiệp đầy hào quang được dệt lên bằng nỗ lực không ngừng nghỉ, Mike Tyson bắt đầu trượt dài trong những tháng ngày ăn chơi. Một trong những thất bại đáng quên nhất trong sự nghiệp của ông là trận thua Douglas vào tháng 2 năm 1990.

Mike Tyson chìm ngập trong rượu và phụ nữ. Trong tự truyện được ông kể lại thì trước 1 ngày đánh với Douglas thì “tôi ngủ với 2 cô dọn phòng cùng lúc, sau khi hai cô nàng rời đi thì có thêm 2 cô khác vào…”. Bên cạnh đó, Mike Tyson tăng cân lên đến 100 kg, vì phần lớn thời gian thì ông chỉ luyện tập trên… giường. Nhưng thất bại gây sốc trước Douglas vẫn chưa phải là ngày định mệnh của võ sĩ vĩ đại này…

Mike Tyson từ võ sĩ số 1 hành tinh đã bị sa ngã trong những ngày tháng ăn chơi, tù tội.

Ngày 19/7/1991, tức sau hơn 1 năm thất bại trước Douglas, Mike Tyson bị bắt vì scandal với Hoa hậu da màu nước Mỹ - Desiree Washington (18 tuổi). Ngày 10/2/1992, cả thế giới bị sốc khi Mike Tyson chính thức bị nhận án tù 10 năm, sau đó giảm xuống còn 6 năm. Kết quả cuối cùng, Mike Tyson chỉ ở tù 3 năm.

3 năm tù không dài nhưng đủ để hủy hoại sự nghiệp lẫy lừng của Mike Tyson. Một bài học cho tất cả những VĐV đỉnh cao, dù hào quang có lớn đến mức số 1 hành tinh nhưng không thể giữ mình để tránh xa những tật xấu, bi kịch xảy đến là điều tất yếu.

Sa ngã trên vinh quang, đó cũng là câu chuyện của rất nhiều ngôi sao bóng đá Việt Nam. Chúng ta từng phải đau đớn chứng kiến những tên tuổi như Văn Quyến, Quốc Vượng… dính chàm ở SEA Games năm 2005.

Phạm Văn Quyến, cái tên luôn gắn liền với bóng đá Việt Nam trong hai từ: TIẾC NUỐI. Văn Quyến từ cậu bé chăn trâu trở thành ngôi sao số 1 Việt Nam trong sự ngưỡng mộ của tất cả. Nhưng hậu quả nhãn tiền là tiền bạc, vinh quang đã khiến cho Quyến không thể giữ mình trước những cám dỗ bên ngoài sân cỏ. “Cậu bé vàng” đã trượt dài sau ngày 26/12007 bị phán xử 2 năm tù treo, còn Liên đoàn bóng đá Việt Nam cấm 4 năm thi đấu.

Văn Quyến tài hoa trở lại với bóng đá sau án phạt đã không còn là chính mình. Văn Quyến thừa cân và giã từ sự nghiệp vào năm 2014. Điều đáng buồn là Văn Quyến từ ngày trở lại với bóng đá (năm 2009) chỉ còn sống dưới cái bóng hào quang của chính anh. Đó cũng chính là cái giá đắt nhất cho Văn Quyến sau sự lầm lỡ vào năm 2005.

Văn Quyến đang làm lại cuộc đời từ nghề HLV nhưng người hâm mộ vẫn luôn tiếc cho anh vì sự sa ngã.

Vụ tiêu cực ở SEA Games 25 còn khiến cho bóng đá Việt Nam mất đi một tài năng lớn là Lê Quốc Vượng. Cựu tiền vệ xứ Nghệ nhận án 6 năm tù (sau giảm còn 4 năm) vì tội tổ chức đánh bạc. Từ một tương lai đầy rộng mở thì Quốc Vượng đánh mất tương lai vì sai lầm đầy đáng trách.

Có một điều đáng buồn cho bóng đá Việt Nam là có những tấm gương lớn như Quốc Vượng, Văn Quyến đánh mất tương lai vì sa ngã, nhưng không ít cầu thủ vẫn nhắm mắt lao vào sự sai trái. Câu chuyện các cầu thủ Đồng Nai bị bắt vào năm 2014 là minh chứng. Những ánh mắt có thể nói đầy ám ảnh của họ đứng trước vòng móng ngựa mang đến nỗi buồn tột cùng cho những người làm thể thao. Nhưng họ phải tự trách chính mình khi tham gia dàn xếp tỷ số để rồi phải nhận án tù.

Những câu chuyện kể trên dù cũ hay mới thì giá trị vẫn luôn nguyên vẹn cho những đứa trẻ khát vọng theo nghiệp thể thao. Tất cả là bài học lớn để thấy rằng, cuộc đời VĐV hay cầu thủ không chỉ có sự khổ luyện để bước lên đỉnh vinh quang, họ còn phải được trang bị cho chính mình một nền tảng giáo dục để đủ sức tránh xa sự cám dỗ, vì một phút lầm lỗi không biết giữ mình thì có thể đánh mất mọi thứ. Và khi nói đến sự giáo dục để tránh xa cám dỗ thì không chỉ riêng thể thao…

Chia sẻ

Bài viết

Đường Bá Hổ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất