Thể thao

Jack và K-ICM, Công Phượng, hay chuyện ngôi sao Youtube

Đường Bá Hổ
Chia sẻ

Jack và K-ICM, Công Phượng đang là những ngôi sao triệu view của giải trí cũng như bóng đá.

Jack và K-ICM - Bộ đôi producer và ca/nhạc sĩ được fan trẻ đang hết sức cuồng nhiệt khi họ tạo nên cơn sốt với những bản hit lớn như Hồng nhan, Bạc phận, Sóng gió.

Jack có tên thật là Trịnh Trần Phương Tuấn, hoạt động trong nhóm hip hop G5R. K-ICM có họ tên đầy đủ là Nguyễn Bảo Khánh, nổi tiếng với biệt danh “thánh chơi đàn”.

Jack và K-ICM kết hợp với nhau tạo nên một “cơn bão” thực sự cho âm nhạc Việt Nam trong thời gian qua. Gần nhất, Jack và K-ICM đang nổi đình đám với MV Sóng gió. Ca khúc này gần như làm lu mờ tất cả khi nhận được sự chào đón cực khủng từ cộng đồng mạng cũng như giới trẻ.

Những gương mặt trẻ, mới toanh, đặc biệt, thời gian hoạt động âm nhạc của Jack mới chỉ tính bằng tháng. Chính vì thế, bên cạnh sự ngưỡng mộ của đông đảo bạn trẻ, cũng không ít khán giả tỏ ra nghi ngại về sự nổi tiếng này. Âu đó cũng là điều những gương mặt trẻ khi đến với showbiz buộc phải trải qua.

Jack và K-ICM, Công Phượng, những ngôi sao triệu view của giải trí và bóng đá.

Nói về “ngôi sao Youtube”, tức một nhân vật bắt đầu con đường bằng sự nổi tiếng từ Youtube, bóng đá chính là sân khấu phản ánh đầy đủ nhất. Làng túc cầu có Neymar, ngôi sao Brazil từng được gắn viết biệt danh Ngôi sao Youtube, hay “người hùng của thế giới ảo”, “Neymarketing”. Đúng hơn, Youtube, mạng xã hội trở thành nơi để quảng cáo hình ảnh của Neymar. Thế rồi, Neymar đã chứng minh được sự nổi tiếng của anh không chỉ đến từ thế giới ảo thông qua Youtube.

Ở Việt Nam, Công Phượng cũng từng được gắn bó với biệt danh “ngôi sao truyền thông”, tức Công Phượng có tài năng chưa tương xứng bằng độ nổi tiếng mà anh phủ phắp mạng xã hội.

Bản thân Công Phượng cũng đi ra từ… Youtube. Khi hình ảnh Công Phượng chơi bóng “ma thuật” được người hâm mộ biết đến từ sự truyền tải thông qua Youtube ở vòng loại U19 châu Á hồi cuối năm 2013, khi đó các trận đấu của U19 Việt Nam có lượt xem tạo kỷ lục từ người hâm mộ.

Đến bây giờ, Công Phượng đã chứng minh được tài năng lớn với nhiều đóng góp cho bóng đá Việt Nam. Nhưng có một thực tế, các đội bóng nước ngoài chiêu mộ Công Phượng vẫn đang hưởng lợi rất lớn từ yếu tố phi chuyên môn - đó là sức ảnh hưởng trên mạng xã hội. Đội bóng của Bỉ nếu so về mạng xã hội với Công Phượng thì chỉ như hạt cát, bằng chứng là trang chủ của họ chỉ có hơn 3 nghìn người theo dõi trước khi sở hữu Công Phượng. Lúc này, con số đó tăng vọt một cách chóng mặt với hơn 68 nghìn người theo dõi, tức gấp hơn 20 lần.

Youtube, hay mạng xã hội thực ra có 2 mặt. Một cầu thủ có thể sớm phủ sóng nhờ 1 vài clip được chia sẻ nhưng chính hiệu ứng “thế giới ảo” khiến họ… chết chìm. Hachim Mastour là ví dụ. Chàng trai trẻ này gần như có tất cả khi đến AC Milan và ký hợp đồng chuyên nghiệp tuổi 16. Nhưng tài năng trẻ người Marroco sớm đi vào quên lãng, tất cả chỉ còn là sự hoài niệm về một tài năng Youtube, sau đó chìm vì tác dụng ngược của sự thừa nhận quá sớm.

Martin Odegaard - thần đồng bóng đá thế giới được thừa nhận phần lớn… qua hiệu ứng Youtube và mạng xã hội. Martin Odegaard chọn Real Madrid làm bến đỗ. Bây giờ, Martin Odegaard chính thức tuyên bố muốn rời đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha. Martin Odegaard muốn rũ bỏ cái mác thần đồng từ cộng đồng mạng phong cho qua những clip lan tỏa trên Youtube và mạng xã hội. Đây cũng là ví dụ về mặt trái của cho những ngôi sao của thế giới ảo.

Bóng đá hay âm nhạc, có thể thấy các ngôi sao Youtube để được sự thừa nhận đích thực của khán giả là một hành trình không hề đơn giản. Nếu không bứt qua được ranh giới của thế giới ảo thì không ít người sớm “chìm”.

Chia sẻ

Bài viết

Đường Bá Hổ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất