Thể thao

Hoa hậu thế giới Việt Nam là gì, hay ai đặt tên cho V.League

Văn Nhân
Chia sẻ

Hoa hậu thế giới Việt Nam là gì? Số đông đang không hiểu nên có những lý giải khác nhau về cuộc thi này.

Hoa hậu thế giới Việt Nam là gì?

Đó là câu hỏi mà rất nhiều người đang thắc mắc. Lý do là cuộc thi chỉ dành cho các thí sinh Việt Nam, sao để phía trước Việt Nam là thế giới.

Lý do thắc mắc Hoa hậu thế giới Việt Nam, khi liên quan đến một cuộc thi khác là Hoa hậu Thế giới người Việt. Bạn có thể thấy rõ là Hoa hậu Thế giới người Việt và Hoa hậu thế giới Việt Nam chỉ khác nhau đúng 1 từ.

Hoa hậu Thế giới người Việt được hiểu là cuộc thi nhan sắc nhằm mục đích tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới.

Trong khi đó, wiki trả lời cho câu hỏi Hoa hậu thế giới Việt Nam là gì: “Là một cuộc thi sắc đẹp cấp quốc gia dành cho thiếu nữ tại Việt Nam, được diễn ra lần đầu tiên vào năm 2019. Cuộc thi này được tổ chức theo sát bộ khung (format) của Hoa hậu Thế giới. Người đăng quang sẽ đại diện Việt Nam tham dự Hoa hậu Thế giới 2019, Á hậu 1 tham dự Hoa hậu Quốc tế 2019 và Á hậu 2 tham dự Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2019.

Trước đây, người đăng quang cuộc thi Hoa hậu Việt Nam mặc nhiên trở thành đại diện chính thức cho Việt Nam tham dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới. Tuy nhiên, kể từ khi có Hoa hậu Thế giới Việt Nam này, đại diện Việt Nam đi thi Miss World phải chia sẻ giữa Hoa hậu Việt Nam (năm chẵn) và Hoa hậu Thế giới Việt Nam (năm lẻ)”.

Hoa hậu thế giới Việt Nam là gì? Nhiều người vẫn chưa trả lời được.

Nếu từ giải thích trên wiki thì Hoa hậu thế giới Việt Nam và Hoa hậu Việt Nam gần như giống nhau, chỉ khác là năm chẵn - lẻ. Vì Hoa hậu Việt Nam 2018 là Trần Tiểu Vy 18 tuổi, còn Hoa hậu thế giới Việt Nam - Lương Thùy Linh 19 tuổi. Hoa hậu của hai cuộc thi này đều được tham gia cuộc thi Hoa hậu Thế giới.

Việt Nam có thể nói là “lạm phát” các cuộc thi nhan sắc. Tên gọi của các cuộc thi đến mức người hâm mộ đọc không hiểu được ý nghĩa và không rõ Việt Nam có bao nhiêu cuộc thi Hoa hậu, giống như số đông đang thắc mắc: Hoa hậu thế giới Việt Nam là gì?

Điều gì “lạm phát” thì phần lớn đều có tác dụng ngược, mất đi nhiều giá trị, ý nghĩa. Các cuộc thi Hoa hậu cũng thế, bây giờ cứ mặc định người giành vương miện là Hoa hậu Việt Nam.

Đến chuyện ai đặt tên cho V.League?

Bóng đá Việt Nam không giống như các cuộc thi Hoa hậu nhưng một điểm tương đồng là tên giải V.League gần như thay đổi liên tục, cứ mỗi lần có nhà tài trợ mới thì gắn vào nên người hâm mộ chẳng còn nhớ tên giải đấu, cứ mặc định là V.League.

Trong 20 năm qua, V.League có đến 10 tên gọi được gắn theo nhà tài trợ như Strata V,League, Sting V.League, PetroVietnam Gas V.League, Eurowindow V.League, Kinh Đô V.League…

Tên gọi của V.League trong 20 năm qua:

2000-2002: Strata Sport Marketing (Strata V.League)
2003: PepsiCo (Sting V.League)
2004: Kinh Đô (Kinh Đô V.League)
2005: Tân Hiệp Phát (Number One V.League)
2006: Eurowindow (Eurowindow V.League)
2007-10: PetroVietnam Gas (PetroVietnam Gas V.League)
2011-14: Eximbank (Eximbank V.League)
2015-2017: Toyota (Toyota V.League)
2018: NutiFood (NutiCafe V.League)
2019: Masan (Wake Up 247 V.League)

Năm nay, tên giải đấu của V.League khó đọc đến mức nhà tài trợ phải tổ chức các câu hỏi bên lề trước các trận đấu, người hâm mộ được hỏi xuyên suốt chủ đề tên giải bóng đá vô địch quốc gia năm 2019 là gì để nhận thưởng.

Một trò chơi vui và có quà mang về nhưng ngẫm kỹ thì đúng bi hài cho bóng đá Việt Nam. Đến tên giải đấu phải được đi làm truyền thông ngay tại các khán đài, nhằm giúp tên nhà tài trợ đến với người hâm mộ.

Ngay đến logo của V.League cũng từng gây tranh cãi lớn. Thậm chí, truyền thông từng đăng tải chuyện logo V.League khá giống… chữ ký của Chủ tịch VPF.

Chúng ta thử nhìn ra thế giới, Tây Ban Nha có La Liga, Đức có Bundesliga, Pháp có Ligue 1, Anh có Premier League, Hàn Quốc có K.League…

V.League có thể khẳng định là “lạm phát” tên giải đấu chẳng khác gì các cuộc thi Hoa hậu ở Việt Nam. Vấn đề của V.League thì éo le là do không có nhiều cách kiếm tiền nên phải gồng mình chịu cảnh “lạm phát” tên giải đấu. Thế nên, V.League lên tuổi 20 thì lãnh đạo cứ phải đau đầu đặt tên mỗi khi có nhà tài trợ, còn người hâm mộ cũng “lắc đầu”.

Chia sẻ

Bài viết

Văn Nhân

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất