Logo Saostar - Special
SPECIAL

Công Phượng, Đoàn Văn Hậu và chuyện 'những người mở đường' ở tuổi 20

Chia sẻ
Công Phượng, Đoàn Văn Hậu và chuyện 'những người mở đường' ở tuổi 20

Công Phượng, Đoàn Văn Hậu và chuyện 'những người mở đường' ở tuổi 20

Công Phượng, Đoàn Văn Hậu và chuyện 'những người mở đường' ở tuổi 20

Có một sự trùng hợp đặc biệt về chuyện những người mở đường của bóng đá Việt Nam trong hành trình xuất ngoại. Đó là những Nguyễn Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh và Đoàn Văn Hậu đều ở tuổi 20. Họ chính là hiện thân cho tuổi trẻ, sự tươi mới và khát vọng của bóng đá Việt Nam vươn ra thế giới.

Năm 2015, Công Phượng, Xuân Trường và Tuấn Anh lần đầu xuất ngoại. Cả cầu thủ tài ba của bóng đá Việt Nam mới ở tuổi 20 khi họ cùng sinh vào năm 1995. Xuân Trường sang Hàn Quốc, còn Công Phượng và Tuấn Anh đi Nhật Bản.

Công Phượng, Đoàn Văn Hậu và chuyện 'những người mở đường' ở tuổi 20

Một điều cần nhắc là Tuấn Anh đã có cơ hội chơi bóng ở châu Âu vào năm 2012 khi HLV Wenger (Arsenal) “chấm” anh cho một CLB ở Hy Lạp. Nhưng chấn thương đứt dây chằng đã “cướp” đi cơ hội tạo nên cột mốc lịch sử về cầu thủ Việt Nam trẻ nhất đến châu Âu chơi bóng, khi đó Tuấn Anh mới 17 tuổi. Chấn thương đứt dây chằng cũng lấy quá nhiều thứ với Nhô (biệt danh của Tuấn Anh), vì chàng tiền vệ người Thái Bình được ví như “của hiếm” của bóng đá Việt Nam.

Con đường xuất ngoại ở tuổi 20 của ba cầu thủ HAGL gây chấn động cả Đông Nam Á. Nó thổi một luồng sinh khí mới cho bóng đá Việt Nam, vì không phải ai cũng dũng cảm đón nhận những thách thức rất lớn ở nền bóng đá phát triển hơn so với Việt Nam. Mọi thứ phải làm lại từ con số 0 tròn trĩnh, từ thích nghi văn hóa, ngôn ngữ, đồ ăn và các buổi tập khó gấp nhiều lần so với CLB HAGL.

Công Phượng, Đoàn Văn Hậu và chuyện 'những người mở đường' ở tuổi 20

Công Phượng, Đoàn Văn Hậu và chuyện 'những người mở đường' ở tuổi 20

Ngày đó, một trong những hình ảnh gây sốt cho người hâm mộ Việt Nam là Công Phượng đi phát tờ rơi ở ga tàu điện ngầm. Nó quá lạ lẫm với hình ảnh một cầu thủ ở Việt Nam nên tạo sự tranh cãi lớn. Bản chất thì bất kỳ cầu thủ nào chơi cho Mito Hollyhock đều phải làm công việc này. Đó cách các cầu thủ gần gũi với người hâm mộ, đóng góp cho đội bóng bằng sự thân thiện để lôi kéo khán giả đến sân.

4 năm sau, Công Phượng nhớ về hành trình đi Nhật thì anh gọi đó là kỷ niệm đẹp. Công Phượng xác định rằng: “Chuyến xuất ngoại đầu đời để lại cho tôi với nhiều bài học lớn”.

Cũng 4 năm sau, Công Phượng từ chàng trai bị gán với chuyện đi phát tờ rơi đã đi vào lịch sử bóng đá Việt Nam với hành trình sang đất Bỉ chơi bóng. Rõ ràng, Công Phượng đã trưởng thành hơn rất nhiều để có thể đến với CLB Sint-Truidense. Một cột mốc lớn lao khi chuyện Công Phượng đi Bỉ khác hoàn toàn so với Công Vinh của năm 2009 đến Bồ Đào Nha, bản hợp đồng theo diện du học vỏn vẹn vài tháng.

Công Phượng, Đoàn Văn Hậu và chuyện 'những người mở đường' ở tuổi 20

Sau Công Phượng, Đoàn Văn Hậu trở thành cầu thủ Việt Nam thứ 2 trong năm 2019 sang châu Âu thi đấu. Anh đến với giải vô địch quốc gia Hà Lan bằng bảng hợp đồng có thời hạn mượn 1 năm. Đây có thể nói là một tín hiệu vô cùng tích cực cho bóng đá Việt Nam khi liên tiếp có 2 cầu thủ đến châu Âu chơi bóng, một dấu ấn quá lớn để thấy sự vươn mình trên bản đồ bóng đá thế giới của Việt Nam.

Điều thú vị là Đoàn Văn Hậu lần đầu xuất ngoại cũng ở tuổi 20 (Đoàn Văn Hậu sinh năm 1999). Quãng thời gian đến Hà Lan không dài nhưng Đoàn Văn Hậu nhanh chóng cho thấy sự phát triển, từ thể hình đến tốc độ và tư duy chơi bóng khác biệt khá nhiều so với thời điểm chơi tại V.League.

Bóng đá Việt Nam thực sự cho thấy được sự tiến bộ qua câu chuyện xuất ngoại ở tuổi 20 của 4 cầu thủ kể trên. Tất nhiên, không phải ai đi nước ngoài thi đấu cũng thành công nhưng họ chắc chắn được ghi nhận là những người mở đường cho bóng đá nước nhà.

Công Phượng, Đoàn Văn Hậu và chuyện 'những người mở đường' ở tuổi 20

Câu chuyện xuất ngoại chắc chắn là một hành trình rất dài với bóng đá Việt Nam, không chỉ ở hiện tại mà cả tương lai. Những con người tiên phong sẽ phải đánh đổi nhiều thứ để tìm kiếm cơ hội trụ lại ở châu Âu.

Bầu Đức nói với Saostar rằng: “Thành bại, hay vấn đề tiền bạc không thể nói trong khía cạnh cống hiến cho bóng đá. Nếu lấy kết quả để soi xét thì chúng ta phải nhìn lại xuất phát điểm như thế nào.

Tôi chỉ là người tiên phong, muốn làm những điều tốt cho bóng đá nước nhà. Cầu thủ HAGL đi nước ngoài thi đấu thì bóng đá Việt Nam được thế giới biết đến. Chúng ta muốn làm bóng đá chuyên nghiệp thì nhất định phải hòa nhập với bóng đá thế giới, cầu thủ Việt Nam phải đến ngày đi ra các CLB châu Á, châu Âu chơi bóng. Đi mới học được nhiều thứ, mở mang tầm nhìn để về phục vụ cho bóng đá Việt Nam.

Nếu sợ thất bại thì làm sao cầu thủ Việt Nam dám xuất ngoại. Chẳng lẽ chắc mẩm đi Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu phải thành công thì mới dám đi. Không ai thể nói trước điều đó và điều cần đầu tiên là phải dám đi, được đi nước ngoài chơi bóng.

Vì thế, tôi không quan trọng chuyện thành bại trong chuyện các cầu thủ HAGL xuất ngoại, cũng như ngày xưa tôi mở Học viện bóng đá thì có nhiều ý kiến mổ xẻ, soi mói này nọ. Nhưng kết quả không thể có liền được đâu, cần một hành trình rất dài khi xuất phát điểm của chúng ta so với bóng đá thế giới là rất xa. Nếu tôi nghe theo dư luận thì làm sao Học viện bóng đá HAGL - JMG đóng góp cho bóng đá Việt Nam như ngày hôm nay.

Xu thế của bóng đá thế giới thì ai xem cũng thấy rõ, cần gì phải bàn sâu xa về chuyện thành bại. Nền bóng đá phát triển nào trên thế giới đều không có cầu thủ xuất ngoại. Đó là xu thế chung và Việt Nam sớm muộn gì cũng phải đi theo con đường đó để nâng tầm bóng đá nước nhà.

Vậy thành bại có phải là thước đó quan trọng, hay hành trình miệt mài theo đuổi từ thất bại này đến thất bại khác để đến ngày thành công mới quan trọng? Tôi có thể không thành công, không sao, nhưng tôi dám làm thì sẽ có nhiều người làm, rồi tôi tin một ngày cầu thủ Việt Nam sẽ chơi tốt ở nước ngoài. Như thế, tôi cảm thấy vui rồi.

Tóm lại, tôi muốn nói: Với HAGL hay cả bóng đá Việt Nam thì thời điểm này có cơ hội hòa nhập với bóng đá thế giới qua việc cầu thủ ra nước ngoài thi đấu là một cơ hội lớn cần nắm bắt, phải tận dụng để học hỏi, còn thành bại lúc này chưa quan trọng, vì muốn có kết quả tốt thì cần có cả một quá trình dài chứ đâu đơn giản, nói và làm khác nhau lắm”.

Công Phượng, Đoàn Văn Hậu và chuyện 'những người mở đường' ở tuổi 20

Rõ ràng, câu chuyện hội nhập trong bóng đá là cực kỳ quan trọng. Bóng đá Việt Nam từng bị chê xây nhà từ nóc nhưng mọi thứ thay đổi hoàn toàn kể từ khi Học viện bóng đá HAGL - Arsenal - JMG ra đời vào năm 2007. Đó là tầm nhìn rất xa của bầu Đức khi bắt tay cùng CLB Arsenal mở Học viện, cũng phải chờ hơn 1 thập kỷ thì quả ngọt mới xuất hiện qua một loạt thành công dưới thời ông Park Hang Seo. Nếu không có một người dám nghĩ dám làm như bầu Đức thì rất khó để các ông chủ tiếp bước theo.

Câu chuyện xuất ngoại của Công Phượng, Văn Hậu, Xuân Trường Tuấn Anh cũng thế. Họ là những viên gạch đầu tiên, thành bại chưa phải là thước đó. Quan trọng là họ đã mở đường để bóng đá Việt Nam thay đổi nhiều về mặt, sau đó sẽ có những người ra châu Âu chơi bóng thành công. Một con đường đã được chứng minh qua những nền bóng đá phát triển như Nhật Bản và Hàn Quốc…

Và lăng kính Công Phượng, Văn Hậu, Xuân Trường, Tuấn Anh thì những người làm bóng đá Việt Nam, hay các cầu thủ sẽ nhìn thấy được sự khác biệt như thế nào ở môi trường bóng đá châu Âu. Đó cũng là thước đo để các lò đào tạo tiếp tục thay đổi và nâng tầm bóng đá Việt Nam.

Bài viết

Văn Nhân

Thiết kế

Tuấn Lê

Chia sẻ