Thể thao

Báo Hàn Quốc sửng sốt với Công Phượng, đề nghị K-League gấp rút có thêm cầu thủ Việt Nam

Theo Trí Thức Trẻ
Chia sẻ

Hiện tượng mà Công Phượng tạo ra được đánh giá là cơ hội để K-League mở rộng tầm ảnh hưởng của giải đấu.

Cuối tuần qua, Công Phượng được ra sân 25 phút cuối trong trận đấu giữa Incheon United và Sangju Sangmu. Tiền đạo xứ Nghệ không có nhiều tình huống chạm bóng do lối chơi bóng dài của Incheon. Nhưng Phượng cũng kịp để lại ấn tượng với pha chuyền bóng tốt giúp đồng đội dứt điểm nguy hiểm về khung thành Sangju.

Trang Naver đã đăng tải bài viết phân tích về hiệu ứng mà Công Phượng tạo ra cũng như cơ hội dành cho K-League:

“Cũng giống như cách CĐV Hàn Quốc lặn lội sang Anh để cổ vũ Son Heung-min, rất nhiều người hâm mộ Việt Nam đã tới sân ủng hộ Công Phượng. Trên mạng internet, rong 2 trận đấu đầu tiên của Incheon United, các kênh sóng “lậu” ước tính đã thu hút tới hơn 27.000 lượt người xem cùng lúc.

K-League quyết định phát sóng trực tiếp cho fan Việt. Nhưng vào ngày diễn ra trận đấu, hệ thống của K-League cũng không chịu nổi và gặp trục trặc. Các CĐV lại phải tìm đến những kênh “lậu”. Con số lần này lên tới trên 30.000, theo thống kê chưa đầy đủ.

Công Phượng có sức hút lớn.

Sức hút của Công Phượng vô cùng lớn tại Việt Nam. Những đoạn clip trên sân tập của Phượng cũng đã thu hút tới hàng chục nghìn lượt xem. Nhờ có Công Phượng, K-League mới thu hút được CĐV Việt Nam, điều mà trước đó đội bóng mang tên “Các ngôi sao K-League” không làm được.

Vào năm 2017, đội “Các ngôi sao K-League” giao hữu với U23 Việt Nam. Màn trình diễn của các cầu thủ Hàn Quốc lúc ấy không thực sự thuyết phục. Thậm chí, “Các ngôi sao K-League” còn thua 0-1 trước U23 Việt Nam.

Nhưng chỉ mình Công Phượng là chưa đủ. K-League cần có thêm những cầu thủ khác từ Việt Nam hoặc Thái Lan để tạo ra sự ganh đua. Trước đây, chúng ta từng chứng kiến trận derby Hàn Quốc tại Premier League, nơi Park Ji-sung đối đầu Lee Young-pyo.

Trên thực tế, đã suýt nữa có một cầu thủ Việt Nam khác đến với K-League ngoài Công Phượng. Nhưng cuối cùng 2 bên không thể nhất trí với nhau.

Quy định về ngoại binh của K-League cũng cần được nới lỏng. Hiện tại, mỗi đội được tối đa 4 ngoại binh, trong đó bao gồm một cầu thủ châu Á. Suất ngoại binh châu Á hầu hết đến từ Nhật Bản và Australia.

Park Ji-sung chạm trán Lee Young-pyo ở Premier League.

Các CLB sẵn sàng trả lương 400 triệu won/năm (khoảng 8 tỉ đồng/năm) cho cầu thủ từ 2 quốc gia trên, thay vì tìm kiếm cầu thủ từ Đông Nam Á với mức lương thường chỉ bằng một nửa.

Nhìn sang J-League, số lượng ngoại binh tối đa không bị giới hạn. Giới hạn ngoại binh chỉ được áp vào các trận đấu. Cụ thể mỗi đội được đăng ký 5 ngoại binh trong một trận. Tuy nhiên, cầu thủ từ 7 quốc gia Đông Nam Á (có Việt Nam, Thái Lan) và Qatar không bị tính vào suất ngoại binh.

Điều này đã làm bùng nổ số lượng cầu thủ Thái Lan đến với Nhật Bản, sau khi Chanathip Songkrasin “chào hàng” quá thành công. Song song với đó, J-League có nguồn thu không nhỏ từ bản quyền truyền hình và các dịch vụ khác phục vụ CĐV Thái.

K-League có thể đến gần hơn thị trường Việt Nam theo cách ấy. Công Phượng là bước khởi đầu hứa hẹn thành công. Nếu quy định ngoại binh rộng mở hơn và các CLB khác cũng làm giống như Incheon United, K-League sẽ có chỗ đứng trong một thị trường đầy tiềm năng”.

Chia sẻ

Bài viết

Theo Trí Thức Trẻ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất