Vòng quanh Thế giới

Xâm phạm nơi an nghỉ của vua chúa, mộ tặc nhận cái chết thảm khốc bởi một thứ đáng sợ

Theo Thời Đại
Chia sẻ

Dù vượt mặt những bậc thầy trộm mộ như Tào Tháo, Tôn Điện Anh, nhân vật khét tiếng giới mộ tặc này lại phải chịu cái chết đau đớn vì thứ độc tố đáng sợ.

Từ cổ chí kim, trộm mộ vẫn là một hành vi bị mọi người muôn đời lên án. Dù vậy, tại Trung Hoa nói riêng, các triều đại phong kiến đã lưu lại không ít những ngôi mộ cổ với vô số trân kỳ dị bảo, nên mộ tặc vẫn có “đất dung thân”, thậm chí còn không ngừng hoành hành.

Nhìn lại lịch sử của đất nước này, có không ít những kẻ trộm mộ khét tiếng như Tào Tháo, Tôn Điện Anh… Nhưng các tên tuổi này vẫn thua xa một tăng nhân dưới thời Nguyên Thế Tổ có tên là Dương Liễn Chân Già.

Mặc dù được ví như bậc thầy trong giới trộm mộ, nhưng có câu “sinh nghề tử nghiệp”, cũng có câu “ác giả ác báo”, Dương Liễn Chân Già lại sở hữu kết cục vô cùng thảm khốc.

Câu chuyện ác giả ác báo của mộ tặc Dương Liễn Chân Già

Năm 1277, tăng nhân Dương Liễn Chân Già được Hốt tất Liệt phong làm Tổng nhiếp thích giáo ở Giang Nam. Lợi dụng chức quyền, ác tăng này đã cấu kết cùng một số quan lại để huy động nhân lực bắt đầu các kế hoạch trộm mộ.

Trước tiên, bọn chúng đào lăng của Hiến vương Nam Tống là Triệu Khải. Sau đó lại “động tay động chân” tới các lăng mộ khác có cùng niên đại Nam Tống.

Nhóm mộ tặc dưới sự chỉ dẫn của Dương Liễn Chân Già đã đem nhiều trân kỳ dị bảo chiếm làm của riêng, tàn phá không ít quan quách, thậm chí có lần còn đem thi thể của chủ nhân lăng mộ treo ngược.

Ác tăng này làm đủ mọi chuyện xấu, 6 năm sau đã bị triều đình truy cứu, tịch thu toàn bộ tài sản.

Dương Liễn Chân Già được coi là bậc thầy trộm mộ trong lịch sử Trung Hoa. (Ảnh minh họa).

Suốt nhiều năm hành nghề mộ tặc, Dương Liễn Chân Già có vô số lần tiếp xúc trực tiếp với thi thể và hài cốt người chết.

Có câu “sinh nghề tử nghiệp”, cũng vì điều này mà cơ thể của ác tăng kia dần dần bị nhiễm “độc thi”. Chất độc này cũng giống như tên gọi, được sinh ra trong quá trình thi thể phân hủy.

Khi mới xâm nhập vào cơ thể, độc thi vốn không gây ra bất kỳ cảm giác nào, nhưng lại âm thầm bắt đầu chu kỳ hủy hoại của mình.

Dương Liễn Chân Già từ sớm đã bị nhiễm độc thi, nhưng tới vài năm sau mới phát tác. Lúc đầu, ác tăng này chỉ cảm thấy ngón tay của mình râm ran ngứa, sau đó bắt đầu chuyển đen, chảy mủ, dần dần thối rữa.

Dù đã mời nhiều danh y chữa trị, lại uống cả tá thuốc giải độc, nhưng tất cả đều vô ích. Chất độc đã thông qua đường máu, ngấm vào đến tim. Không lâu sau khi độc thi phát tác, ác tăng được mệnh danh là “ông tổ” của nghề trộm mộ đã bỏ mạng trong đau đớn.

Độc tố chết người trong những ngôi mộ cổ

Vậy độc thi rốt cục là thứ gì mà có thể lấy mạng mộ tặc một cách thảm khốc tới vậy?

Đây vốn là chất độc được cấu thành từ vi rút ẩn trong phần xác của động thực vật phân hủy. Thực tế, máu và mô cơ thể của động vật tồn tại không ít độc tố. Ngay cả khi động vật đã chết, các vi khuẩn, vi rút này tiếp tục sinh sôi.

Đây cũng là lý do độc thi vẫn có thể tồn tại trong thi hài người chết dù trải qua hàng trăm hay hàng ngàn năm.

Nhiều xác ướp được phát hiện tại Trung Quốc đều có chứa “độc thi”. (Ảnh minh họa).

Tương truyền rằng, để nơi an nghỉ của mình không bị xâm phạm, cổ nhân khi xưa thường cho vào thi thể người đã khuất đủ mọi loại kịch độc.

Những chất độc này sẽ lưu lại trong thi hài. Khi có kẻ chạm tới, độc thi sẽ bị phun ra từ miệng người chết và làm tổn thương da của họ, thậm chí khiến đối phương nhiễm độc mà bỏ mạng.

Cổ nhân có câu “ác giả ác báo”. Nghề thất đức như trộm mộ không thể tránh khỏi một kết cục bi thảm mà cái giá Dương Liễn Chân Già phải trả chính là minh chứng rõ nhất.

Chia sẻ

Bài viết

Theo Thời Đại

Tin mới nhất