Vòng quanh Thế giới

Từ biểu tình bạo lực trước cái chết của George Floyd, nhìn lại cuộc bạo loạn đẫm máu từng đốt cháy 'Phố Wall Đen'

Theo CNN
Chia sẻ

Ngày 1/6 vừa qua, nước Mỹ kỷ niệm dấu mốc 99 năm bạo lực chủng tộc Tulsa nguy hiểm nhất lịch sử trong khi làn sóng phẫn nộ từ các cuộc biểu tình trước cái chết của người da màu George Floyd đang diễn ra mạnh mẽ.

Khi cơn thịnh nộ của người Mỹ đối với sự bất công chủng tộc, tình trạng ngược đãi và hành xử không đúng mực với người da màu và cả tư tưởng “thượng đẳng của người da trắng đã dẫn tới làn sóng biểu tình bùng nổ vào chiều tối ngày 31/5 thì 1/6 là dịp kỷ niệm 99 năm của một trong những vụ bạo lực chủng tộc tồi tệ nhất mà đất nước này từng chứng kiến.

Lần kỷ niệm thứ 99 của cuộc bạo loạn chủng tộc Tulsa năm 1921 diễn ra trong bối cảnh các cuộc biểu tình bạo lực diễn ra trên khắp nước Mỹ như một ngọn lửa đang cháy “âm ỉ” cần người châm ngòi thì cái chết của công dân người Mỹ gốc Phi George Floyd, 46 tuổi, không vũ trang bị một sĩ quan cảnh sát da trắng ghì chặt cổ đến chết ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota như một ngọn lửa lớn thổi bùng cơn phẫn nộ đã từng xảy ra từ rất nhiều năm trước ở Mỹ.

Và trong khi người đàn ông da màu Floyd liên tục lặp đi lặp lại lời cầu xin: “Tôi không thể thở” nhưng vẫn bị ghìm chặt cho tới chết, hàng ngàn người biểu tình gọi tên các nạn nhân bất hạnh trong vụ bạo loạn đẫm máu thiêu rụi “Phố Wall Đen”.

Cuộc bạo loạn chủng tộc đẫm máu “Phố Wall Đen” gây chấn động nước Mỹ

Từ một cuộc gặp gỡ trong thang máy…

Vào những năm 1920, Khu Greenwood được mệnh danh là “Phố Wall Đen”, khu phố rộng chừng một dặm vuông là niềm tự hào khi kể đến ở Tulsa với hơn 300 doanh nghiệp thuộc sở hữu của những gia đình người da màu giàu có, bao gồm hai nhà hát, bác sĩ, dược sĩ và thậm chí là một phi công với quyền sở hữu chiếc máy bay riêng của mình.

Theo Mechelle Brown, giám đốc chương trình tại Trung tâm văn hóa Greenwood, sự thành công của cộng đồng da đen này là nguyên nhân đã khiến một số người da trắng ở Tulsa trở nên ghen tị và tức giận.

Brown nói với Sara Sidner của CNN năm 2016, những người da trắng nói một cách phẫn nộ: “Bằng cách nào mà những người da màu này có một cây đàn piano trong nhà của họ trong khi tôi không có lấy cây đàn piano trong nhà của mình”.

Sự phẫn nộ đạt lên đến đỉnh điểm bắt đầu cho chuỗi những vụ thảm sát, tấn công đẫm máu sau sự cố thang máy giữa một cô gái da trắng 17 tuổi tên là Sarah Page và một thanh niên da đen 19 tuổi, Dick Rowland. Công việc của Sarah Page là một người vận hành thang máy còn Rowland là người gần như mỗi ngày đều sử dụng thang máy.

Câu chuyện xảy ra sau khi cửa thang máy đóng lại và Sarah Page và Dick Rowland là những ngườ đứng cùng nhau trong thang máy lúc đó, có một tiếng hét đã vang lên“, Brown cho biết. Brown nói: “Sau khi cửa thang máy mở ra, Rowland đã chạy và sau đó bị bắt. Page ban đầu tuyên bố rằng cô đã bị tấn công tình dục”.

Một số bằng chứng khác nói rằng Rowland vấp phải thang máy, nắm lấy cánh tay của Page, cô hét lên và Rowland đã đến gặp chính quyền.

… tới cuộc thảm sát đẫm máu Greenwood

Vào ngày 31 tháng 5, một nhóm những người đàn ông da đen và da trắng đã đụng độ tại tòa án nơi Roland đang bị giam giữ.

Khu Greenwood bị phá hủy chỉ sau 24 giờ

Theo Bảo tàng và Hội lịch sử Tulsa, vì số lượng người Mỹ gốc Phi đông hơn nên nhóm người da trắng rút lui về quận Greenwood, nhưng sáng sớm ngày hôm sau 1/6/1921, một đám đông da trắng bắt đầu cuộc bạo loạn cướp bóc và đốt các doanh nghiệp ở Greenwood.

Trong một khoảng thời gian vỏn vẹn là 24 giờ, 35 tòa nhà trên đường phố đã bị đốt cháy và hơn 1.200 ngôi nhà bị phá hủy, có tới 300 người chết, chưa kể hàng ngàn người bị thương sau cuộc thảm sát.

Bị lãng quên 

Trong những thập kỷ sau, vụ thảm sát năm 1921 hầu như không được nhắc đến.

Các trường học ở Oklahoma đã không hề nhắc đến vụ việc. Trên thực tế, các tờ báo thậm chí không đăng tải bất kỳ thông tin nào về cuộc bạo loạn Tulsa”, Thượng nghị sĩ James Lankford của bang Oklahoma cho biết vào năm 2018. “Nó hoàn toàn bị lãng quên. Những sự kiện khủng khiếp mà mọi người muốn chôn vùi dưới tấm thảm và bỏ qua”.

Các nhà lãnh đạo Oklahoma hồi tháng 2 tuyên bố tiểu bang sẽ đưa câu chuyện về cuộc thảm sát Tulsa năm 1921 vào chương trình giảng dạy của tất cả các trường học ở Oklahoma.

Thành phố Tulsa đang tiếp tục điều tra những gì đã xảy ra với thi thể của các nạn nhân và đang đào những ngôi mộ tập thể.

Làn sóng biểu tình đã nổ ra trên toàn quốc tại các thành phố bao gồm Atlanta, Minneapolis, Los Angeles và Washington vào cuối tuần qua, với những người biểu tình đòi công lý cho người đàn ông da màu Floyd bị ghè chết đến ngạt thở bởi sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin. Ngoài ra, các thành phố kéo dài giờ giới nghiêm thêm một đêm nữa trong nỗ lực tránh các cuộc biểu tình bạo lực liên quan đến cái chết của Floyd.

Chia sẻ

Theo

CNN

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất