Vòng quanh Thế giới

Phát hiện sốc: Virus gây đại dịch COVID-19 có thể đã phát triển ở dơi từ cách đây 70 năm

Thiên Ân
Chia sẻ

Virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch COVID-19 đang cướp đi sinh mạng hơn 650.000 người trên khắp thế giới có thể đã phát triển ở loài dơi từ năm 1948.

Phát hiện sốc: Virus gây đại dịch COVID-19 có thể đã phát triển ở dơi từ cách đây 70 năm Ảnh 1
Nghiên cứu trước đây xác định dơi móng ngựa là ổ chứa virus corona và là nguồn gốc gây ra SARS-CoV-2. Bây giờ thêm phát hiện mới cho thấy virus đã có trong loài động vật này từ nhiều thập kỷ qua.

Thông tin trên là một phần trong dự án nghiên cứu điều tra nguồn gốc tổ tiên của virus SARS-CoV-2 gây ra dịch COVID-19.

Các nhà khoa học thuộc Đại học bang Pennsylvania dẫn đầu nghiên cứu đã so sánh mầm bệnh gây COVID-19 với họ hàng gần nhất được tìm thấy ở loài dơi.

Nghiên cứu trước đây xác định dơi móng ngựa là nguồn gốc gây ra virus corona và SARS-CoV-2. 

Theo dõi sự phát triển của virus qua thời gian là điều khó khăn vì virus corona thường chia sẻ thông tin di truyền và đột biến trong quá trình tái tổ hợp. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 3 giai đoạn thông tin di truyền của virus dường như không bị ảnh hưởng bởi quá trình tái tổ hợp trên.

Các phân tích cho thấy SARS-CoV-2 và họ hàng gần nhất của chủng này có ở loài dơi, được gọi là RaTG13, có chung một tổ tiên. Còn một câu hỏi chưa được giải đáp là khi nào SARS-CoV-2 tách khỏi tất cả các virus corona khác, tồn tại ở trạng thái cân bằng đặc hữu với các loài vật chủ tự nhiên là dơi móng ngựa?

Các nhà khoa học đã nghiên cứu 3 thời điểm của ADN và thu được 3 mốc thời gian khác nhau khi virus tách khỏi chủng sarbecovirus tổ tiên. 3 thời điểm này là các năm 1948, 1969 và 1982, "cho thấy dòng dõi phát sinh SARS-CoV-2 đã có ở dơi qua nhiều thập kỷ", theo nghiên cứu của các nhà khoa học công bố trên tạp chí Nature Microbiology.

Người ta cũng phát hiện ra rằng SARS-CoV-2 tương tự RaTG13 tới 96%. RaTG13 được tìm thấy trong một con dơi vào năm 2013 và được chuyển từ chuỗi chị em này vào năm 1969.

Ngoài xem xét thời gian virus xuất hiện ở loài dơi, các nhà nghiên cứu cũng cố gắng làm rõ bức tranh mờ ảo về cách virus xâm nhập vào cơ thể con người.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy, virus xâm nhập vào người nhờ vào một vị trí cụ thể trên bề mặt virus được gọi là miền liên kết thụ thể (RBD). Điều này dẫn tới sự tăng đột biến của virus bám vào thụ thể ACE2 trên tế bào người và giải phóng khả năng phòng vệ của cơ thể, cho phép virus có thể tấn công.

Tuy nhiên, trong số hàng chục loại virus corona đã được xác định trước đây ở loài dơi, không một loại sarbecovirus nào khác được tìm thấy với RBD duy nhất, thậm chí là RaTG13. Loại gần nhất với RBD của SARS-CoV-2 trên các loại virus khác được tìm thấy ở tê tê. Thực tế này từng được đưa ra làm lý giải cho nghi ngờ tê tê là vật thể trung gian đưa virus từ dơi truyền sang người. Nhưng theo nghiên cứu mới nhất, điều này là không thể.

Thay vào đó, tê tê cũng như con người và RaTG13 đã có khả năng lây nhiễm cho con người khi hai loại virus này phân tách.

Tuy nhiên, sau khi 2 virus tách ra, RaTG13 sau đó có thể bị đột biến và vô hiệu hóa khả năng lây nhiễm cho tế bào người.

Phân tích của các tác giả cho thấy sự khác biệt giữa RaTG13 và SARS-CoV-2 trong khu vực vòng lặp biến quan trọng có thể xuất hiện ở RaTG13 sau khi nó tách ra khỏi tổ tiên chung.

"Điều này đưa tới kết luận có virus ở loài dơi móng ngựa chưa được phát hiện có thể là nguồn gốc gây ra COVID-19. Đó là những virus chưa biến đổi như RaTG13".

Các học giả cho hay, nghiên cứu này một lần nữa nhấn mạnh sự nguy hiểm của các bệnh có nguồn gốc từ động vật, trong đó mầm bệnh truyền từ loài này sang loài khác.

Dơi đã tiến hóa qua nhiều thế kỷ để sống không bị ảnh hưởng bởi hàng chục loại virus corona, nhưng bất kỳ số nào trong số chúng cũng có thể mang khả năng lây nhiễm và gây tử vong rất cao cho con người.

Chia sẻ

Bài viết

Thiên Ân

Tin mới nhất