Vòng quanh Thế giới

Trò chơi kéo co của Việt Nam là di sản được UNESCO công nhận

Chia sẻ

UNESCO vừa công bố danh sách 20 di sản văn hóa mới, trong đó bao gồm kim chi Hàn Quốc, cà phê Ả rập và cả trò chơi kéo co dân gian của Việt Nam, Thái Lan...

Ngày 2/12, UNESCO đã công bố những bổ sung mới vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể. Đại diện quốc tế đã hội họp tại Windhoek, Namibia để đón nhận tin vui cho quốc gia mình.

Món kim chi của Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên là cái tên được xướng lên đầu tiên. Đây là món ăn truyền thống và từ lâu đã được đặt cạnh tên của đất nước này với tên gọi “xứ sở kim chi” mà ai ai cũng đều biết. UNESCO công nhận tập tục muối bắp cải thảo thành một món ăn đậm đà bản sắc dân tộc, đóng góp vào sự gắn kết của cộng đồng và xã hội. 

UNESCO2015 (5)

Tiếp theo là cách pha và phục vụ cà phê tại các nước Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Ả-rập Xê-út, Oman và Qatar. Nét văn hóa này được đánh giá là một “nghi lễ xã giao hào phóng”. 

Mời trà là một phong tục quan trọng, thể hiện đẳng cấp của gia chủ và sự trân trọng đối với khách tại các nước Ả rập.

Mời trà là một phong tục quan trọng, thể hiện đẳng cấp của gia chủ và sự trân trọng đối với khách tại các nước Ả rập.

Tục kéo co thường thấy tại các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á như Việt Nam, Campuchia, Philippines, Hàn Quốc cũng được trân trọng đưa vào danh sách của UNESCO. Trò chơi này thường được tổ chức vào mùa lúa chín hay các dịp lễ hội địa phương. Nhìn vào cội nguồn về mặt tôn giáo và lịch sử, truyền thống này còn thể hiện sức mạnh và ý chí chiến thắng tự nhiên của con người. Ủy ban phê duyệt các di sản đánh giá tập tục này là một truyền thống đáng tôn vinh nhờ vào tinh thần đoàn kết xã hội và gắn kết cộng đồng từ ý nghĩa của trò chơi dân dã này.

UNESCO2015 (1)

Kéo co ở Việt Nam cũng được tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.

Kéo co ở Việt Nam cũng được tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.

Trò chơi dân gian kéo co còn khá phổ biến tại Hàn Quốc...

Trò chơi dân gian kéo co còn khá phổ biến tại Hàn Quốc…

... và Philippines.

… và Philippines.

Một số phong tục văn hóa đặc sắc khác cũng được UNESCO tôn vinh còn có cưỡi ngựa truyền thống ở Áo, nhảy dân gian của Peru và Ru-ma-ni, cùng với lễ hội trái cây của người Namibia.

Truyền thống cưỡi ngựa tại Trường đua Tây Ban Nha tại Viên, Áo được tôn vinh là di sản phi vật thể nhờ vào “khả năng nhận diện độc đáo” của cộng đồng kỵ sĩ trong trường huấn luyện này.

Các kỵ sĩ tại trường đua ngựa lâu năm tại Áo.

Các kỵ sĩ tại trường đua ngựa lâu năm tại Áo.

Nghề khắc trạm đá cẩm thạch tại đảo Tinos, Hy Lạp cũng được công nhận là di sản văn hóa nhân loại. Nghề thủ công truyền thống này xuất phát từ “hệ thống biểu tượng chung về tôn giáo, văn hóa truyền miệng và tài năng xuất sắc”. 

UNESCO2015 (8)

Kỹ thuật vẽ tranh trang trí với tên gọi Filete porteno từ Buenos Aires, và sau đó lan rộng khắp đất nước Argentina cũng được UNESCO công nhận năm nay. UNESCO2015 (10)

Lễ hội trái cây Oshituthi shomangongo tại Namibia được biết đến là một hoạt động cộng đồng đậm bản sắc quốc gia. Đây là dịp người dân và khách du lịch quây quần bên nhau và uống rượu từ quả marula (một loại gần họ với xoài) và nhảy múa trong men say của loại rượu trái cây này.

Rượu làm từ quả maruta trong lễ hội trái cây tại Namibia là thức uống truyền thống.

Rượu làm từ quả maruta trong lễ hội trái cây tại Namibia là thức uống truyền thống.

Danh sách di sản văn hóa phi vật thể kết thúc với hình thức nghệ thuật Gorogly tại Turkemenistan, một truyền thống trình diễn nói ca ngợi chiến tích của người anh hùng Gorogly tại quốc gia này. 

Chia sẻ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất